Cuteo@
Tôi từng ngưỡng mộ Trần Đăng Khoa như thần đồng của đất nước với “góc sân và khoảng trời” với “hạt gạo làng ta” và thú thực đến tận bây giờ tôi vẫn yêu quý những vần thơ đầy nhạc tính ấy. Tôi vẫn gọi anh là Khoa như ngày nào. Nhưng, như anh Hồ Ngọc Thắng nói, người giỏi văn thơ chưa chắc đã giỏi nhận biết về chính trị. Mới đây khi nghe Khoa nói về chuyện Trung Quốc vi phạm trắng trợn chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam ở bãi Tư Chính làm tôi thất vọng về anh.
Cái tâm tới vận mệnh đất nước ở anh là đáng trân trọng, nhưng những phát biểu của anh lại là ấu trĩ, sai lệch và cực đoan.
Kể từ khi Trung Quốc gây hấn ở bãi Tư Chính, dù không nói thẳng ra bằng câu bằng chữ, nhưng đọc thì ai cũng biết Khoa đã không ít lần châm dầu vào lửa kích động “chiến tranh” với Trung Quốc trong khi ta đang cố gắng xử lý tình huống bằng các phương thức hòa bình, kết hợp giữa ngoại giao và quân sự.
Trên facebook của mình, anh đã 2 lần kêu gọi cần thiết phải có chiến tranh, và không cần sợ Trung Quốc.
Lần 1 vào ngày 21/7/2019
Lần 2 vào ngày 2/8/2019
Ở cả hai lần này, anh đều hướng các lập luận dẫn đến khẳng định rằng cần thiết có một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Việt Nam, và Việt Nam chẳng cần phải e dè những tiềm lực quân sự mà Trung Quốc sở hữu.
Thực ra, dân ta không hề sợ Trung Quốc, nên kêu gọi như anh là thừa. Vấn đề là xử lý như thế nào cho khôn ngoan, giảm thiểu thiệt hại chứ không phải ta sợ Trung Quốc để rồi anh phải kêu gọi “không nên sợ”.
Thực ra, dân ta không hề sợ Trung Quốc, nên kêu gọi như anh là thừa. Vấn đề là xử lý như thế nào cho khôn ngoan, giảm thiểu thiệt hại chứ không phải ta sợ Trung Quốc để rồi anh phải kêu gọi “không nên sợ”.
Khoa ngây ngô viết:
“Trung Quốc hiện đang xiêu điêu vì cuộc chiến thương mại với Mỹ. Dân Trung Quốc đang ngao ngán. Biết đâu họ đẩy sự chú ý của dân họ ra ngoài nội địa. Cũng có thể họ phá ta không cho ta khai thác dầu khí cùng với các đối tác trong vùng đặc quyền kinh tế của ta. Hoặc cũng có thể họ gây hấn rồi lấy đó mặc cả, đòi ta cho họ đầu tư đường cao tốc Bắc Nam, rồi nhấn chìm chúng ta trong khối nợ nần, bắt ta phải phụ thuộc họ vĩnh viễn.
Ngay ở Trường Sa hay bãi Tư Chính đang tranh chấp, nếu máy bay quân sự của họ có ra được đến bơi để oanh kích thì cũng sẽ không còn nhiên liệu để quay về. Không lực chỉ phát huy được sức mạnh khi có tầu sân bay. Nhưng tầu sân bay lại là điểm yếu khi xảy ra chiến tranh thực sự. Tên lửa diệt hạm, tên lửa tầm xa của ta chỉ phóng ở bở biểm dọc từ Bắc xuống Nam cũng đã đủ thổi bay máy hòn đảo nhân tạo và mấy cái tàu sân bay rồi. Ấy là chưa kể sức mạnh của tình đoàn kết ở Việt Nam đã từng đánh bại nhiều kẻ thù sừng sỏ mà Trung Quốc từng sợ hãi.
Họ [TQ] tốt ở chỗ nào. Đường sắt trên cao Cát Linh Hà Đông họ là Đối tác đấy. Thật kinh hoàng. Chỉ có 13 km mà 16 năm không xong. Đã chết bao nhiêu người vì tai nạn khi làm con đường này. Chúng ta còn sống dở chết dở vì nó với đống nợ cao tày núi và đã phải trả nợ từ năm 2017 đến nay rồi, dù chưa sử dụng được và sẽ còn rất lâu mới sử dụng được. Tuyến đường này vẫn còn thiếu vốn để hoàn thành nhưng tôi nghĩ, chúng ta không nên chi thêm một xu nào vào cái công trình bẩn thỉu đó nữa. Nên để nguyên trạng làm bảo tàng ngoài trời.”
Bấm vào link dưới để tham khảo bài cùng chủ đề:
Bấm vào link dưới để tham khảo bài cùng chủ đề:
- Ngô Bảo Châu với chiến tranh và văn minh
- Lại là Ngô Bảo Châu
- Đừng ảo tưởng sức mạnh, bán mình cho quỷ dữ
- Châu vô học hay bị sấn sẽo?
- Ngô Bảo Châu đã sử dụng 650 tỉ ở viện toán cao cấp như thế nào?
Đọc những đoạn trích trên, hẳn các bạn sẽ liên tưởng tới Ngô Bảo Châu và những nhân sĩ trở cờ khác. Họ (các nhân sĩ ấy) luôn ngáo bản thân, coi mình nhận thức hơn hẳn người khác, là trung tâm của vũ trụ và thậm chí còn có thể dạy bảo được các chính trị gia… mà không biết mình đã già nua, cũ nát, hợm mình.
Từng là nhà thơ nổi tiếng, là người lính, thậm chí từng là lãnh đạo của Đài tiếng nói Việt Nam và là Phó chủ tịch Hội nhà văn mà Khoa viết những dòng ngây ngô như đứa trẻ chưa trưởng thành nhưng hung hăng bốc đồng hiếu chiến như Khá Bảnh, Minh Tuyền vậy.
Chiến tranh là thứ không tốt đẹp gì. Trong bất cứ tình huống nào, chiến tranh luôn là thứ tệ hại nhất mà người chịu khổ nhất vẫn là nhân dân. Liệu Khoa có còn nhớ những năm tháng chết chóc, loạn lạc, nghèo khổ trong chiến tranh chống Mỹ mà chính Khoa cũng đã trải qua?
Cho đến giờ phút này, bằng sự quyết liệt, kiên trì và khôn khéo của mình, Việt Nam đã khiến cho Trung Quốc rút khỏi Bãi Tư Chính mà không phải nghe tiếng bom “trút trên mái nhà”, không cần nổ một tiếng súng…
Khoa đã già, tôi không dám nghĩ Khoa mắc chứng teo não, nhưng Khoa đã lạc hậu, cực đoan là rõ ràng. Nếu để tiếp tục nổi tiếng, tôi khuyên Khoa nên tiếp tục làm thơ thay vì bi bô về chính trị như lúc này.
Tin cùng chuyên mục:
Kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
Tại sao Nga vẫn chưa đáp trả? Khi nào Nga mới áp dụng biện pháp răn đe hạt nhân như Học thuyết mới đã nói?
Công an Hà Nội lập công lớn trong cuộc chiến chống tội phạm xuyên quốc gia
Thực phẩm chức năng giả: Hiểm họa từ những lời quảng cáo thổi phồng