Ong Bắp Cày
Tôi vừa đọc được bài “Cần xem lại cách chu cấp cho người cách ly F1,F2 và… “Fn” của Fbker Quoc Phong. Mời xem theo link dưới:
Bài viết của Quốc Phong đại ý nói rằng, anh đọc được phụ san Chuyện đời phản ánh chuyện cả phố Trúc Bạch bị cách ly vì cô bệnh nhân số 17 và sự chăm sóc đặc biệt của chính quyền với các hàng xóm của cô này khiến anh phải có ý kiến vì lo ngân sách nhà nước sẽ cạn kiệt. Bài viết của anh kèm theo hình ảnh bài báo mà anh đọc có tựa: “72 giờ dò tìm người tiếp xúc bệnh nhân nCoV”.
Dù không muốn, nhưng cũng xin trích một đoạn:
“Những người thuộc diện cách ly ở phường Trúc Bạch, Hà nội do là hàng xóm của bệnh nhân số 17 nên họ được nhà nước lo lương thực ,thực phẩm… quá chu đáo. Thịt sạch , rau sạch thì “ok”! Tôi không bàn.
Song, họ lại còn được ăn cả gạo Séng Cù, thứ gạo đặc sản cao cấp sản lượng rất ít, rất đắt ,trồng ở vùng cao phía Bắc. Đây vốn là thứ gạo của những nhà khá giả mới ăn thường xuyên thì có nên không ?”
Nhà nước nên cân nhắc lại kẻo có ngày ngân sách không thể chịu nổi. Nhất là hậu dịch, khủng hoảng tài chính sẽ là nguy cơ hiển hiện. Nó không từ một nước nào.”.
Tôi biết anh viết bài xaolon để kích động những người kém hiểu biết, những kẻ lười nhác tra cứu chửi chính quyền, nhưng tôi cũng cố đọc hết bài viết.
Trước hết tôi chửi ditcu anh Quốc Phong một phát. Tôi hiểu là anh đang bịa đặt chuyện bệnh nhân số 17 là con nhà quan chức cấp cao nên được chính quyền dùng ngân sách nhà nước để chu cấp từ A đến Z, từ các loại thực phẩm cao cấp đến gạo Séng Cù. Mục đích của anh là nhằm kích động người dân chĩa mũi giáo vào chính quyền.
Tôi đã đọc bài báo “72 giờ dò tìm người tiếp xúc bệnh nhân nCoV” mà anh nói là đăng trên Phụ san Chuyện Đời. Bài này nguyên là bài của VnEpress được Phụ san Chuyện đời chép lại nguyên văn. Trong bài không hề có một chi tiết nào nói về chính quyền dùng ngân sach cung cấp miễn phí lương thực, thực phẩm cho người dân phố Trúc bạch như anh nói. Mời đọc link dưới để kiểm chứng:
Tiếp theo, tôi kiểm chứng qua các báo chính thống, cụ thể là tờ Zing và được biết, không hề có chuyện chính quyền cung cấp miễn phí lương thực, thực phẩm cho người dân phố Trúc Bạch như anh nói chứ chưa nói gì đến chuyện cấp miễn phí gạo Séng Cù. Mời đọc bài “Chuyển thực phẩm cho người dân được cách ly ở phố Trúc Bạch” theo link dưới:
Lưu ý với anh Quốc Phong, vài tờ lá cải đăng tin chính quyền cấp nhu yếu phẩm miễn phí cho các gia đình bị cách ly, nhưng vào nội dung họ không trưng ra được văn bản nào và cũng không nói gì về chuyện đó. Nội dung những bài này chủ yếu nói về công an, dân phòng vận chuyển lương thực vào cho các gia đình bị cách ly mà thôi.
Theo thông tin chính thống, chính quyền chỉ làm nhiệm vụ chuyển thực phẩm cho người dân được cách ly chứ không phải dùng tiền ngân sách mua lương thực, thực phẩm để cấp miễn phí cho họ. Thực tế, khi mới cách ly, chính quyền có tạm thời cấp gạo và mì tôm cho các gia đình này trong vòng 3 ngày. Số tiền mua những thứ này đều do các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp ủng hộ trên tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, hỗ trợ nhau những lúc khó khăn.
Được biết, các hộ dân thuộc diện cách ly đều có người thân, bạn bè mua hộ lương thực thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác, sau đó chuyển đến ngoài rào chắn. Phần việc còn lại là do lực lượng công an và dân phòng chuyển đến tận từng nhà.
Tôi chụp ảnh màn hình bài báo kèm theo để các bạn thấy Quốc Phong đã xaolon như thế nào:
Cuối cùng, để lừa người đọc tin rằng, bệnh nhân số 17 là con cán bộ cao cấp, nên hàng xóm của cô này được “ăn ké gạo Séng Cù, anh Quốc Phong bịa ra chuyện: “Một người dân nơi này rất xúc động khoe vậy và cảm giác như mình là cán bộ cao cấp (!).( hình như họ lo sau dịch, khi trở lại bình thường, họ lại ăn thứ gạo bình dân. Khi đó sẽ khó nuốt vì “lỡ quen” ăn gạo đặc sản mất rồi chăng !)”.
Nói thẳng ra, đây là thủ đoạn bẩn tưởi mà đám bút nô hay sử dụng, bằng cách nhét chữ vào một một người dân nào đó nhằm tăng tính thuyết phục. Tôi tin, tìm ra anh không khó, và để cho những người dân phố Trúc Bạch cất lên tiếng nói chính trực không khó. Khi đó tôi tin anh không chỉ phải nộp 12 triệu rưỡi vào ngân sách đâu, thưa anh Quốc Phong.
Già rồi thì nên giữ lấy tư cách, bỏ cái kiểu bịa đặt chọc ngoáy lấy le đi mà làm người anh Quốc Phong ạ.
Tin cùng chuyên mục:
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố
Ukraine nói điều đáng sợ về tên lửa mới của Nga