Cụ Phượng của anh Kền Kền

Người xem: 189

Ong Bắp Cày
Tôi lại bàn tiếp về anh Kền kền báo Thanh Niên các anh chị ạ. 
 
Như đã nói ở bài viết có tên “Kền kền khóc“, tôi đã chia buồn với những ai đã khóc cho nhân vật Đàm Thị Thịnh vì bị lừa khi đọc bài báo “Giọt nước mắt phía sau những ‘cây ATM gạo” của anh Trần Cường, hôm nay tôi lại bóc nhân vật thứ 2 là cụ bà Nguyễn Thị Kim Phượng.
Đoạn trích này đã được phóng viên sửa lại sau khi hạ bài vào tối qua, đăng lại vào sáng nay. Dù vậy, tôi vẫn trích:
Anh chị mất hết, không còn người thân, 81 tuổi, bà Nguyễn Thị Kim Phượng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) sống một mình ở đất thủ đô, nhặt nhạnh phế liệu mưu sinh qua ngày. Bà chỉ nhặt lấy bìa các tông người ta bỏ đi hoặc chai nhựa ở phía ngoài, ngày nào được 20.000 đồng đối với bà là cả một ngày no.
 
“Nhờ trời thương, già cả nhưng tôi còn khỏe, cái chân cái cẳng nó không đau gì hết nên còn đi nhặt phế liệu được. Cái chai, cái nhựa, cái giấy rẻ lắm, họ mua 4.000 đồng/kg nhưng dịch thế này, người ta cũng nghỉ, chẳng ai mua cả, đi xa hơn một chút có chỗ thu mua thì họ nói không mua của người già. Tôi cứ đi nhặt thôi, gom lại đó đợi hết dịch họ mở cửa trở lại mới bán được”, bà Phượng trải lòng.
 
Không bán được phế liệu, tiền trong người chẳng còn, bà tâm tình: mấy ngày qua chưa có “cây gạo” này, nhà còn cái gì ăn được thì ăn, ăn xong thì uống thêm nước cho no.
 
Thương bà Phượng tuổi cao sức yếu, nhiều người mách chỗ nọ chỗ kia có phát cơm từ thiện, hôm trước có bác xe ôm nhắn cho ở Phủ Doãn có cơm, thế là hai hôm nay bà được tình nguyện viên phát cơm ngon ăn qua ngày“. 
Hết trích.
Đọc đoạn trích trên sẽ có nhiều người cảm thông với hoàn cảnh nghèo khó của bà Phượng. Tôi cũng là người như vậy. Không thương sao được khi mà một cụ già 81 tuổi, không còn ai thân thích, sống một mình ở đất thủ đô, nhặt nhạnh phế liệu mưu sinh qua ngày. Và càng thương hơn khi “Bà chỉ nhặt lấy bìa các tông người ta bỏ đi hoặc chai nhựa ở phía ngoài, ngày nào được 20.000 đồng đối với bà là cả một ngày no”.
Nhiều người sẽ đặt câu hỏi: Chính quyền ở đâu mà để người dân thuộc diện yếm thế như cụ Phượng khổ như thế?
Phản ứng rất nhanh khi báo chí phản ánh, anh em chính quyền phường và những người quan tâm đã vào cuộc và có câu trả lời.
Sự thật là cụ bà Nguyễn Kim Phượng 81 tuổi nhà ở địa chỉ 63 phố Tô Hiến Thành, thuộc phường Lê Đại Hành. Tôi không hiểu vì sao anh phóng viên lại lôi cụ Phượng từ nhà mặt phố vào ngõ 63 Bà Triệu để làm gì. Để tăng thêm mức độ “nghèo” cho cụ Phượng đồng thời để câu nước mắt người đọc chăng?
Bạn đọc nên nhớ, cụ Phượng ở một mình tại căn nhà 63 Tô Hiến Thành, cụ đã từng rao bán căn nhà này và đã có người trả 11 tỷ đồng nhưng cụ chưa đồng ý chứ không phải là không ai mua như anh Trần Cường phản ánh.
Người dân ở đây và những người quản lý địa bàn cho biết, cụ Phượng có sức khỏe tâm thần không bình thường. Cụ có nhà nhưng không ở mà chọn cách đi lang thang, ngủ lang thang. Nơi ưa thích để cụ nằm ngủ là những bãi rác, hành lang bệnh viện, bến xe bus và những nơi công cộng khác có mức vệ sinh tương tự. 
Cụ Nguyễn Thị Kim Phượng cũng có một sở thích quái dị là nhặt rác (bao gồm lông gà lông vịt, lục phủ ngũ tạng động vật…), nói cho sang mồm là “Sưu tầm đồ cũ”. Do đó hàng ngày cụ hay lang thang ở bãi rác hoặc trên phố để nhặt rác rồi hì hụi mang về chất đống ở nhà. Chi tiết này đi kèm với những hình ảnh dưới đây cho thấy cụ Phượng nhặt rác, sưu tầm rác vì “đam mê” chứ không phải đi nhặt phế liệu để bán. Nếu là phế liệu thì cụ phải phân loại và chọn lựa những thứ bán được mới mang về chứ không phải mang về cả núi rác không thể bán cho ai như trong hình. Tiện đây hỏi anh phóng viên những gì ở trong hình đó là rác hay là phế liệu, hả hả hả?
 

 

 

 

 

 

Xin nhắc lại là cụ chỉ sưu tầm rác để chơi chứ không bán. Cụ không bán rác bao giờ, anh Cường ạ. Và vì thế, không hề có chuyện vì quy định giãn cách xã hội khiến cụ không bán được rác cho ai (như tỏng bài báo) và vì thế, quy định cách ly này làm ảnh hưởng đến cụ, đẩy cụ vào đường cùng.
Cụ Phượng tích cóp rác trong nhà, ngoài sân, trên hè, bê ngõ khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi mùi xú uế và biến khu vực cụ ở thành một ổ dịch tiềm năng, khiến cho người dân xung quanh rất bất bình.
Hàng xóm trong tổ dân phố và chính quyền địa phương đã nhiều lần nhắc nhở về sở thích này, cũng nhiều lần phải vất vả cho xe đến dọn rác tại nhà cụ, nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, nhưng vô hiệu. Rác cứ được dọn đi thì chỉ 2 ngày sau lại đầy bởi sở thích kỳ dị của cụ. Hẳn nhiên người dân, hay chính quyền cũng bó tay vì có nói gì thì cụ cũng không quan tâm, không hờn, không giận. Việc cụ, cụ cứ làm…
Đọc bài của anh Trần Cường đã có nhiều người xỉ vả chính quyền. Nào là chỉ biết tham nhũng, nào là vô trách nhiệm với người dân, nào là vô cảm, và sao không giúp đỡ gì cụ.v.v…
Anh Trần Cường giỏi ở chỗ anh rất biết cách khai thác yếu tố có thể làm lay động những con tim thánh thiện qua việc tô vẽ, thổi phồng lên hoặc thêm mắm, thêm muối cho nẫu gan nẫu ruột. Nhưng, anh lại lờ tịt đi các chi tiết khác nói về căn nhà mặt phố, về sức khỏe tâm thần và đặc biệt anh ỉm đi mọi sự quan tâm từ trước đến nay của chính quyền cũng như của người dân nơi đây.
Anh lờ tịt sự quan tâm của chính quyền để làm gì thế hả?
Nói trắng ra là để mua nước mắt người đọc, làm con tim họ loạn nhịp, làm lý chí họ bức bối và hành động. Còn họ hành động bằng cách giúp đỡ cụ Phượng hay chửi chính quyền thì đó là quyền của họ.
Tôi lại nói tiếp. cụ Nguyễn Thị Kim Phượng đã được chính quyền đưa vào diện khó khăn cần được giúp đỡ. Cụ đã có ten trong danh sách hỗ trợ hộ có hoàn cảnh khó khăn theo QĐ 42 và trong danh sách phường hỗ trợ 10kg gạo và mỳ tôm vào sáng thứ 3 tại vườn hoa Vincom. Sao anh Cường biết bà đi bán từng chai nhựa mà lại không biết bà vẫn đều đều nhận trợ cấp xã hội nhỉ?
 
Tạm thế đã, tôi sẽ trở lại với nhân vật thứ 3 của anh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *