Vinamilk và ô nhiễm thông tin

Người xem: 228

Ngẫn
 

Toà án Nhân dân TP Hà Nội vừa có kết quả phiên xét xử phúc thẩm vụ kiện của Vinamilk đối với báo Giáo Dục, với kết luận không có gì thay đổi so với phiên sơ thẩm tháng 9 năm ngoái, theo đó, buộc Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phải gỡ bỏ ngay các thông tin liên quan đến chương trình Sữa học đường sai sự thật, đăng tải thông tin cải chính, xin lỗi công khai Vinamilk trên báo chí, thông báo cho các cơ quan báo chí, trang tin tổng hợp sử dụng các tin bài của Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về chương trình Sữa học đường phải đăng cải chính xin lỗi theo quy định của Luật báo chí.

Đôi khi chúng ta quên mất, rằng thời đại ngay nay, thứ ô nhiễm nhất chính là thông tin. Trung bình mỗi ngày một người phơi nhiễm hơn 10 vạn từ, 34Gb thông tin các loại, phần lớn trong đó là thông tin rác, vô giá trị, thông tin sai, không kiểm chứng, thậm chí độc hại. Lọc trước khi đọc và tư duy sau khi đọc, có lẽ nên được bổ sung vào thành một kỹ năng sinh tồn của công dân thế kỷ 21.
 
Vinamilk là một doanh nghiệp 45 năm tuổi, hơn một thế hệ người Việt đã uống sữa của Vinamilk mà lớn lên, nên thắc mắc về chất lượng đều rất vớ vẩn. Chẳng có hãng sữa kém chất lượng nào mà sống được gần nửa thế kỷ cả, kẻ già này là người uống Vinamilk thường xuyên, nên rất khen phán quyết của Toà, các cá nhân, tập thể vi phạm nên nghiêm túc chấp hành chứ đừng bật nữa, và coi đây là bài học về sau.
 
Chọn thông tin chuẩn mà đọc, cũng như chọn sữa sạch mà uống vậy, đừng cứ bạ cái gì cũng nuốt vào người. Khi đọc một bài tấn công doanh nghiệp nào, hãy xét xem nó có hợp với lẽ thường, với common senses hay không, rồi hẵng bấm share chưa muộn, vì doanh nghiệp là những đối tượng tạo công ăn việc làm, đóng thuế, họ không thể cứ vài ngày lại pause hết hoạt động lại để đi giải thích cho từng người dân được. 
 
Chưa kể nếu chia sẻ nhầm fake news, lên phường đóng phạt thì nhà lại ăn Tết lại thiếu cành đào, hại người, hại mình, khổ gia đình và các doanh nghiệp liên quan. Cuối cùng toàn là người Việt đánh nhau, như nấu đậu bằng dây đậu vậy.
 
Nếu ba người lặp lại lời sai, thì Tăng mẫu cũng chẳng tin con được nữa, nếu ngày nào cũng có tấu gian, thì Nhạc Phi cũng chẳng giữ mạng được nữa. Cho nên người xưa nói tam nhân thành hổ, chúng khẩu thước kim, tích huỷ tiêu cốt, là nói về cái sự nguy hại của mồm bọn gian tà vậy. Trí như Khổng Minh, tài như Lý Mục, mà ăn đòn dưới thắt lưng của kẻ tiểu nhân vẫn cứ chẳng thể đỡ lại được, nữa là người thường. Luật pháp cần bảo vệ mọi cá nhân, tập thể khỏi rơi vào những tình huống ấy, đồng thời làm sạch môi trường báo chí, đưa nó về đúng sứ mạng là đưa tin tức tới độc giả, mà thôi.
 

Đọc, chia sẻ báo chí có trách nhiệm, viết, xuất bản báo chí có lương tâm, luôn chậm lại vài phút trước khi bấm nút, thì thiên hạ sẽ thái bình vậy.”

Link bài trên Pháp Luật ở đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *