Tôi cho rằng, Cục Hàng không gửi công văn xin ý kiến các tỉnh, thành về kế hoạch khai thác trở lại các đường bay nội địa thường lệ từ ngày 5/10 là đúng đắn, thể hiện thái độ cầu thị của đơn vị này. Cục Hàng không phải xin ý kiến vì việc mở lại các chuyến bay liên quan đến các cảng hàng không, trong khi các cảng hàng không này nằm trên địa bàn hành chính và thuộc quyền quản lý của các của các tỉnh thành. Việc triển khai một công tác nghiệp vụ tại một tỉnh thành đương nhiên không thể không xin ý kiến của UBND tỉnh thành đó được.
Trong điều kiện hiện nay, Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ ở nội đô và Chỉ thị 16 tại các cửa ngõ, trong đó có Nội Bài nhằm ngăn chặn việc lây lan dịch bệnh từ Hà Nội đi các địa phương khác và ngược lại.
Anh Lưu Bình Nhưỡng nhớ cho, trong Chỉ thị 16 quy định rõ: “Dừng di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác và cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng”. Thậm chí ngay cả trong Chỉ thị 15 cũng “Hạn chế di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác và hn chế vận chuyển hành khách từ Hà Nội, TP. HCM đến nơi khác”. Mời xem ảnh chụp màn hình về sự khác nhau giữa quy định về hoạt động giao thông vận tải trong Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 ở bên cạnh. Xin nhấn mạnh, Hà Nội hiện đang áp dụng cả 2 Chỉ thị này ở các phân vùng khác nhau.
Ông Nhưỡng nói “tỉnh không phải là vương quốc” là quá lời và thiếu tính xây dựng vì Hà Nội chưa bao giờ coi mình là vương quốc riêng, thậm chí đến ngay cả cái gọi là “chính sách đặc thù cho Thủ đô” cũng chưa có và không có.
Tôi không rõ vì sao ông Lưu Bình Nhưỡng nói “Tỉnh không có quyền đó” tức là tỉnh không quyền đưa ra ý kiến vào kế hoạch của Cục Hàng không. Theo tôi, đó là cái sai cực kỳ nghiêm trọng về nhận thức.
Hãy hình dung, việc cho phép sân bay Nội Bài hoạt động trở lại cũng giống như cho phép các bến xe khách được phép đưa đón khách từ Hà Nội đi nơi khác cũng như từ nơi khác đến Hà Nội. UBND Thành phố buộc phải có ý kiến về vấn đề này dựa trên 2 yếu tố căn bản là yếu tố là thực tiễn tình hình dịch bệnh của Thành phố và các quy định của pháp luật, để bảo vệ công dân của mình, bảo vệ công dân của các địa phương khác cũng như để đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội với phòng chống dịch. Theo quy định thì UBND tỉnh có quyền ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế của địa phương mình và Hà Nội đương nhiên thụ hưởng quyền đó theo pháp luật.
Cục Hàng không đã “xin ý kiến” thì Hà Nội “cho ý kiến” là hợp lý và trách nhiệm. Nếu Hà Nội lờ đi, không cho ý kiến vào văn bản đó thì mới là vô trách nhiệm.
Tôi không biết ông Nhưỡng dựa vào văn bản nào mà nói rằng UBND Hà Nội không có quyền cho ý kiến vào văn bản của Cục Hàng không và không có quyền có ý kiến vào việc cho mở lại đường bay tới Hà Nội và rồi ông quy kết đó là “vô trách nhiệm với đất nước, với người dân”.
Thưa với ông Lưu Bình Nhưỡng, theo quy định của pháp luật, UBND cấp tỉnh là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, chấp hành nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp cũng như các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. UBND tỉnh có quyền ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế của địa phương mình, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài. Như vậy, nói toạc ra, Hà Nội có quyền không đồng ý cho mở lại các đường bay tới Nội bài vì lợi ích của cả cộng đồng chứ không chỉ riêng của Hà Nội. Quy định này ở đâu thì với học vị Tiến sĩ Luật, hẳn ông không khó để tìm ra.
Hiện, Hà Nội chưa an toàn bởi chưa hết dịch và nguy cơ bùng phát vẫn còn lẩn quất đâu đó, rất khó lường. Vụ phát hiện ổ dịch tại bệnh viện Việt Đức là một ví dụ điển hình. Hà Nội đã khoanh được ổ dịch này nhờ các biện pháp phòng chống chính xác của chính quyền và nỗ lực người dân.
Cho đến lúc này, Hà Nội tạm yên, nhưng nguy cơ bùng phát là rất lớn nếu như hàng nghìn, hàng vạn người từ các vùng dịch đậm đặc đổ về. Nên nhớ, hầu hết người dân Hà Nội mới chỉ được tiêm một mũi Vaccine, và thậm chí thời gian chưa đủ để sinh miễn dịch. Vì thế, mở cửa hàng không với nhu cầu bay cực lớn sẽ là tiếp sức cho mầm bệnh từ các tâm dịch khổng lồ là tự sát. Khi đó, mọi chuyện sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát, con số nhiễm bệnh sẽ tầm vài ngàn người/ngày là hiện hữu.
Không cần nói đâu xa, khi TP HCM bắt đầu nới lỏng giãn cách, việc người dân di chuyển về quê thì một số tỉnh miền tây Nam bộ và Tây Nguyên được coi là “xanh” đã và đang phải hứng chịu hậu quả của cơn lốc dịch bệnh như thế nào. Dĩ nhiên trẻ em không được đến trường, công nhân không được đi làm… để lấy trụ sở, trường học làm nơi cách ly.
Và đây, ông Lưu Bình Nhưỡng cần lý do thì đây: Chủ tịch UBND Hà Nội cho biết chủ trương của TP là phải an toàn. Đơn vị chức năng của TP phải phối hợp với các ngành của Trung ương để thống nhất và phải có kiểm soát, lộ trình. Nếu mở ngay 385 chuyến bay theo đề xuất, thật sự sẽ là thách thức với năng lực của thủ đô khi có hàng vạn người về Hà Nội mỗi ngày, như vậy sẽ quá tải cho hệ thống cách ly hiện có. Thành phố sẽ có lộ trình từng bước cụ thể để an toàn cho thủ đô.
Trường hợp Hà Nội thành tâm dịch, hậu quả của nó sẽ rất thảm khốc, các tỉnh lân cận sẽ vạ lây, mà hầu hết là các tỉnh chưa phủ kín vắc xin, cao nhất chỉ có Bắc Ninh với 81,74% dân số được tiêm ít nhất một mũi, còn lại các tỉnh khác đều tương đối thấp như Hải Dương (46,5%), Bắc Giang (46,23%), Vĩnh Phúc (52,67%), Hoà Bình (33,67%), Hà Nam (69,93%), Hưng Yên (43,93%), thậm chí Phú Thọ mới có tỉ lệ tiêm hơn 26%. Các tỉnh Tây Bắc còn thấp hơn nữa. Nói như thế để thấy, Hà Nội không chỉ có trách nhiệm với chính mình mà còn phải có trách nhiệm với các tỉnh bạn.
Để tình trạng mất kiểm soát làm bùng phát dịch tới mức hơn 4000 ca mắc/ngày xảy ra tại Thủ đô mới là VÔ TRÁCH NHIỆM VỚI DÂN VỚI NƯỚC và người đấu tố lãnh đạo Hà NỘi, cổ súy, gào thét cho việc mở cửa hàng không quá sớm ở Hà Nội sẽ không chỉ là vô trách nhiệm mà còn là KẺ GIẾT NGƯỜI HÀNG LOẠT, ông Nhưỡng ạ.
Trong phạm vi entry này không thể nói hết một cách thấu đáo các khía cạnh của pháp luật. Mời ông Lưu Bình Nhưỡng xem lại Luật phòng chống dịch bệnh 2007 để biết UBND các tỉnh thành, trong đó có Hà Nội có quyền ra các quyết định nhằm bảo vệ người dân như thế nào, từ đó thấy được tính đúng đắn trong phản ứng của Hà Nội đối với công văn của cục Hàng không.
Cuối cùng, cũng xin nói thẳng, phòng chống đại dịch mà không nghiêm, để chủ nghĩa dân túy len lỏi vào cuộc sống, nhảy múa trên báo chí, theo đuôi quần chúng… thì chỉ có thất bại mà thôi.
Tin cùng chuyên mục:
Đoàn Văn Báu là người của công an cài cắm?
Hà Nội đón hơn 1 triệu khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ, doanh thu tăng mạnh
Bí mật về hợp kim của Nga: Chìa khóa thành công siêu thanh mà Mỹ không có
VinFast VF8, VF9 và những hiểu lầm xung quanh hiện tượng “Xe tự di chuyển”