Phát biểu trì độn của Cống già

Người xem: 120

Khoai@
 

Trích nội dung một status của Nguyễn Đình Cống, tức Cống già viết hôm 22/11: “bạo lực xảy ra nhiều trong xã hội Việt Nam hiện nay cũng như nhiều tai họa khác là do sự kết hợp, sự cộng hưởng giữa hai yếu tố. Một bên là những yếu kém trong truyền thống dân tộc (thể hiện ở văn hóa), một bên là những độc hại trong chủ nhĩa Mác Lê (thể hiện ở luật pháp và sự thống trị cúa vô sản chuyên chính)“. 

Đó là một nhận định rác rưởi sặc mùi cống rãnh, không dựa trên bất kể một chứng cứ khoa học nào. Từ lập luận đó, Cống già cho rằng, “Vậy để dẹp bớt bạo lực thì đồng thời phải tác động vào cả hai thứ kể trên. Nhưng tác động vào yếu kém của truyền thống cần thời gian lâu dài. Tác động vào sự độc hại của Mác Lê, nhằm loại bỏ sự độc hại ấy ra khỏi cuộc sống là quan trọng và cấp thiết hơn“.
 
Vậy là đã rõ, ngoài việc quay đít vào truyền thống văn hóa dân tộc thì Cống già còn muốn huy động lực lượng loại bỏ chủ nghĩa Mác – Lê hay chính xác hơn là muốn xóa bỏ chế độ đã dung dưỡng nuôi nấng Cống đến tận lúc này.
 
Chưa cần bàn đến khía cạnh truyền thống văn hóa, chỉ cần nói đến bạo lực thì Mỹ là quốc gia hiếu chiến nhất. Nói đến chiến tranh dù bất kể nơi đâu trên thế giới thì chắc chắn phải nhắc đến Mỹ.
 
Điểm lại tất cả các cuộc chiến trên thế giới trong 2 thế kỷ qua, ta đều thấy có bàn tay lông lá của Mỹ. Mới hơn 200 năm tuổi nhưng Mỹ tham gia hơn 300 cuộc chiến tranh lớn nhỏ. Với Mỹ, chiến tranh không phải trò đùa mà là để làm giàu cho giới tại phiệt Mỹ.
 
Tướng Smedley Butler (1881 – 1940) là một người có nhiều công trạng nhất trong lịch sử nước Mỹ đã từng viết rằng: “Chiến tranh là cái máy phản lực: Lợi nhuận làm ăn thông thường ở Mỹ là 6, 8, 10 và đôi khi 20%. Nhưng trong chiến tranh lợi nhuận ah! Đó là vấn đề khác, 20, 60, 100 và thậm chí cả 1800%. Khi một công ty sản xuất dân sự chuyển sang sản xuất quân sự, lợi nhuận của nó lên như pháo thăng thiên.”. 
 
Cùng điểm qua những chiến dịch quân sự đáng chú ý mà nước Mỹ đa tham gia từ thế kỷ 20 đến giờ để thấy chủ nghĩa Đế quốc hay chủ nghĩa Mác – Lê mới là nguyên nhân dẫn đến bạo lực trên khắp thế giới: Thế chiến thứ Nhất 1917-1918; Nội chiến Nga 1918-1919; Thế chiến thứ Hai 1941-1945; Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953; Giải cứu Berlin 1948-1949; Chiến tranh Đông Dương 1950-1954; Can thiệp vào Dominica 1958; Chiến tranh Việt Nam 1955-1975; Chiến dịch Campuchia 1970; Can thiệp vào Lào 1955-1973; Can thiệp vào Grenada 1983; Ném bom Libya 1986; Xâm lược Panama 1989; Chiến Tranh Vùng Vịnh lần I 1990 – 1991; Can thiệp vào Somalia 1992-1993; Ném bom Kosovo 1999; Can thiệp vào Afghanistan 2001-2014; Chiến tranh Iraq 2003-2011; Ném bom Libya 2011; Ném bom ISIS 2014 đến nay. Có thể nói, Mỹ đứng sau hoặc trực tiếp can thiệp ở các mức độ khác nhau vào mọi cuộc chiến tranh trên thế giới.
 
Nói như thế để thấy rằng, ở phạm vi quốc gia, Chế độ chính trị Mỹ mới là căn nguyên khởi phát của bảo lực trên phạm vi toàn cầu.
 
Ở vi hẹp hơn, nước Mỹ gần như là quốc gia “không có đối thủ” về số vụ bạo lực và số nạn nhân của bạo lực. Vậy chuyện bạo lực xảy ra như cơm bữa ở Mỹ là lỗi ở cái gì? là do thể chế chính trị, văn hóa, hay do quần chúng phẫn uất quá? 
 
Chỉ tính riêng trong năm 2018, trên toàn nước Mỹ đã xảy ra 308 vụ xả súng đẫm máu. Mới đây, thảm kịch hôm 7/11 tại bang California khiến 12 người thiệt mạng tiếp tục dấy lên hồi chuông cảnh báo tình trạng mất an toàn súng đạn tại đất nước này. 
Số liệu trung bình hàng năm chỉ ra rằng, mỗi ngày nước này có một vụ xả súng giết người tập thể, khiến hơn 4 người thiệt mạng. Các tay súng không chỉ là những kẻ có tiền án bạo lực, thành phần của các tổ chức khủng bố, cực đoan mà còn bao gồm cả học sinh, sinh viên và cả cựu chiến binh. 
 
Năm 2017, cả nước Mỹ đã chấn động nặng nề bởi vụ xả súng đẫm máu ở Las Vegas khiến 59 người thiệt mạng. Những năm sau đó máu của người Mỹ vẫn không ngừng chảy bởi nạn bạo lực bằng súng ngày càng gia tăng và mức độ ngày càng nguy hiểm hơn. Xin dẫn ra đây vài ví dụ:
 
– Vụ xả súng đẫm máu tại trường Trung học Stoneman Douglas, thành phố Parkland, Florida xảy ra khi giờ học gần kết thúc vào đúng ngày Lễ Tình yêu Valentine 14/2, cướp đi sinh mạng của 17 người vô tội, đa phần trong số đó là các em học sinh. Nghi phạm ném lựu đạn khói, kích hoạt báo cháy trước khi bắt đầu vụ tấn công, gây ra cảnh hoảng loạn trong ngôi trường có hàng trăm học sinh, giáo viên và nhân viên. Điều đáng ngạc nhiên, hung thủ đứng sau vụ tấn công bạo lực ấy lại là cựu học sinh của trường Nikolas Cruz, một thanh niên 19 tuổi. 
 
– Đến tháng 6/2018, một lần nữa thế giới bị chấn động bởi vụ xả súng nhằm vào tòa soạn báo Capital Gazette, bang Maryland khiến 5 nhà báo thiệt mạng. Hung thủ được xác định là Jarrod Ramos, hắn thừa nhận có mối thù với tòa soạn này từ năm 2011 sau khi họ đăng tải những thông tin về việc Ramos quấy rối tình dục một người bạn học cũ. Vụ xả súng vào tòa soạn báo Capital Gazette đã biến ngày 28/6 trở thành ngày chết chóc nhất đối với báo chí tại Mỹ trong nhiều năm qua.
 
– Tối muộn hôm 7/11, một vụ xả súng đẫm máu khác cướp đi sinh mạng 12 người đã xảy ra tại quán Borderline Bar & Grill ở thành phố Thousand Oaks, bang California, Mỹ. Theo lời một nhân viên thực thi pháp luật, thủ phạm đã nổ ít nhất 30 phát súng vào những người có mặt tại quán bar đó khiến nhiều người trúng đạn. Nghi phạm được xác định là Ian David Long, cựu binh thủy quân lục chiến Hoa Kỳ từng chiến đấu ở Afghanistan. 
 
– Ngày 19/11, một vụ xả súng tại bệnh viện Mercy ở Chicago, bang Illinois của Mỹ làm 4 người chết, trong đó có 1 bác sĩ. Cùng ngày, nước Mỹ ghi nhận thêm một vụ xả súng khi các báo cáo cho biết, bốn người bị nã đạn ở gần khu vực Coors Field của thành phố Denver, thuộc bang Colorado. Một trong số các nạn nhân đã chết.
 
– Trong ngày 19/11, một phụ nữ bị bắn chết dưới cầu Morision ở khu phố trung tâm Potland của Mỹ. 
– Ngày 26/1/2019 một vụ xả súng giết chết chính cha mẹ mình và 3 người khác do nghi phạm Dakota Theriot gây ra tại bang Louisiana, Đông Nam nước Mỹ.
– Ngày 23/3/2021, một vụ xả súng trong siêu thị ở Mỹ, 10 người chết ở thành phố Boulder, bang Colorado.
 
– Ta cũng sẽ không lạ khi ngày 15/11 vừa qua lại xảy ra vụ xả súng khiến ít nhất 6 học sinh, từ 14-18 tuổi, bị thương tại công viên Nome, gần một trường trung học ở bang Colorado….
 
Còn hàng vạn vụ bạo lực khác xảy ra ngay trên đất Mỹ mà trong phạm vi một bài viết không thể liệt kê được. Điều này cho thấy, nạn bạo lực xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chắc chắn không phải do truyền thống văn hóa hay do chế độ chính trị ở Việt Nam hiện nay.
 
Có lẽ phát biểu của Cống già là một trong những phát biểu trì độn nhất mà ta từng thấy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *