Thông đồng nâng giá thiết bị y tế là tội ác

Người xem: 104

Cuteo@
 

Hôm nay 19/12, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt và Giám đốc CDC Hài Dương Phạm Duy Tuyến để điều tra về tội ”vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. 

Cả 2 bị can này cùng 5 người khác cùng trong một đường dây vi phạm pháp luật trong việc sản xuất, kinh doanh bộ trang thiết bị y tế chẩn đoán virus xét nghiệm vi rút SARS – CoV-2 (gọi tắt là Kit Test Covid-19) xảy ra tại Công ty Việt Á và các đơn vị, địa phương.
 
Theo công an, Công ty Việt Á do Phan Quốc Việt thành lập, giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật.
 
Lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu test Civid-19 của các địa phương trên cả nước, sản phẩm Kit test thuộc danh mục được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn nên Phan Quốc Việt đã chủ động cung ứng thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế trước cho các bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố sử dụng.
 
Điều đáng nói, Phan Quốc Việt thông đồng với lãnh đạo các đơn vị này hợp thức hồ sơ chỉ định thầu bằng cách Công ty Việt Á sử dụng các pháp nhân trong hệ thống (công ty liên danh, công ty con) lập hồ sơ chào hàng sản phẩm, xác nhận khống các báo giá… để hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng, thanh quyết toán cho Công ty Việt Á theo giá do Công ty Việt Á đưa ra, cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất.
 
Bên cạnh đó, để được giao cung ứng trước thiết bị, vật tư y tế, tiêu thụ với số lượng lớn, tăng doanh thu lợi nhuận và được tạo điều kiện trong việc hoàn thiện hồ sơ, thanh quyết toán theo giá do Công ty Việt Á đề nghị, Phan Quốc Việt còn thỏa thuận, thống nhất, chi cho cán bộ, lãnh đạo các đơn vị mua hàng với số tiền rất lớn.
 
Thực tế, Phan Quốc Việt và những người của Công ty Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá xác định giá bán là 470.000 đồng/Kit; thỏa thuận và chi tiền % hợp đồng cho lãnh đạo Bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố trong quá trình cung cấp sản phẩm.
 
Đến nay, cơ quan CSĐT làm rõ sai phạm trong việc Công ty Việt Á bán Kit xét nghiệm Covid-19 cho CDC Hải Dương thông qua 5 hợp đồng với tổng giá trị 151 tỉ đồng. Trong đó, Phan Quốc Việt đã chi tiền % ngoài hợp đồng cho Phạm Duy Tuyển, Giám đốc CDC Hải Dương số tiền gần 30 tỉ đồng.
 
Cơ quan CSĐT xác định hành vi của Phạm Duy Tuyến, Phan Quốc Việt và những người liên quan tại CDC Hải Dương, Công ty Việt Á là vi phạm nguyên tắc công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, vi phạm các điều cấm quy định tại Luật Đấu thầu, có dấu hiệu của tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 222, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
 
Liên quan đến vụ việc này, vào hôm 10/12, cơ quan CSĐT đã khám xét khẩn cấp 16 địa điểm tại 8 địa phương và triệu tập ghi lời khai trên 30 người có liên quan. Cơ quan điều tra cũng đã phong tỏa, ngăn chặn, kê biên nhiều tài khoản, sổ tiết kiệm của Phan Quốc Việt và những người thuộc Công ty Việt Á trị giá trên 320 tỉ đồng, 100.000 USD, 20 bất động sản trên địa bàn TP.HCM, Hà Nội và các địa phương khác; 8 bất động sản của Phạm Duy Tuyến…
 
Hiện cơ quan CSĐT Bộ Công an đang tiếp tục điều tra mở rộng đối với các cá nhân, đơn vị liên quan để làm rõ bản chất của vụ án, yếu tố tư lợi…; Rà soát, kê biên tài sản của các đối tượng để đảm bảo thu hồi cho nhà nước.
 
Được biết, việc nâng khống thiết bị y tế trong thời gian đại dịch Covid-19 xảy ra không phải là lần đầu. Đã xảy ra không ít vụ việc tham nhũng tham nhũng vật tư y tế gây bức xúc dư luận. 
 
Có thể kể đến vụ CDC Hà Nội vào đầu năm 2020 với việc nâng giá hệ thống xét nghiệm tự động Realtime PCR  lên gấp nhiều lần với thủ đoạn thông đồng, “thổi giá” của các đối tượng.
 
Tương tự như thế, vào tháng 7/2021 vừa qua, công an tỉnh Hà Tĩnh khởi tố thêm 3 bị can liên quan đến vụ nâng khống thiết bị y tế tại địa phương này, nâng số người bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” là 13 bị can.
 
****
Trên thực tế, câu chuyện tồi tệ này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà hiện diện ngay cả ở các quốc gia được coi là văn minh. Dưới đây là câu chuyện ở nước Anh. Bài được đăng trên tờ The Guardian.
 
Giới chức trách Vương Quốc Anh đã đồng ý ký kết một điều khoản giữ bí mật với hãng sản xuất dược phẩm Pfizer (Mỹ) về việc cung cấp vắc-xin Covid-19 cho nước này. Phần lớn các hợp đồng của chính phủ Vương Quốc Anh với Pfizer liên quan đến việc cung cấp 189 triệu liều vắc-xin đã được soạn lại và quá trình trọng tài sẽ được giữ bí mật. Tiết lộ mới nêu trên được đưa ra trong bối cảnh hãng dược này bị một cựu quan chức y tế cấp cao của Mỹ cáo buộc thực hiện hành vi “trục lợi chiến tranh (war profiteering, được hiểu là việc thu lợi bất chính dựa trên tình hình xã hội bất ổn)” trong đại dịch.
Ông Zain Rizvi, giám đốc nghiên cứu thuộc tổ chức phi lợi nhuận Public Citizen của Mỹ, đã kiểm tra các hợp đồng vắc-xin toàn cầu của Pfizer và nói rằng:“Có một bức màn bí mật xung quanh các hợp đồng này và điều đó là không thể chấp nhận được, đặc biệt là trong bối cảnh xảy ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng”. Ông Zain Rizvi cho biết thêm rằng chính phủ Vương Quốc Anh cần giải thích lý do họ đồng ý giữ bí mật quá trình trọng tài. “Đây là quốc gia thu nhập cao duy nhất mà chúng tôi biết đã đồng ý với điều khoản này, trong đó cho phép các hãng dược phẩm vượt qua các quy trình pháp lý trong nước”.
Chính phủ Vương Quốc Anh cho biết các hợp đồng cung cấp vaccine của họ rất nhạy cảm về mặt thương mại và không thể tiết lộ thêm bất kỳ thông tin chi tiết nào. Hãng BioNTech không đưa ra bình luận gì về sự việc này.
Ông Tom Frieden, cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, cho hay: “Nếu một nhà sản xuất vaccine chỉ tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận của mình, thì họ đang thực hiện hành vi ‘trục lợi chiến tranh’”.
Pfizer hiện đang phải đối mặt với sự tăng cường giám sát về quy mô lợi nhuận và tỷ lệ vaccine mà họ phân phối cho các quốc gia có thu nhập thấp. Trong khi AstraZeneca đồng ý bán vaccine của mình với giá thấp trong thời gian xảy ra đại dịch Covid-19, Pfizer muốn đảm bảo lợi nhuận của mình. Vaccine Pfizer/BioNTech (có tên Comirnaty) sẽ là một trong những loại thuốc sinh lời nhất trong lịch sử ngành dược phẩm.
Một cuộc điều tra được tiến hành trước đó của kênh truyền hình Channel 4 (Vương Quốc Anh) đã tiết lộ phân tích của một chuyên gia kỹ thuật sinh học, trong đó nói rằng việc sản xuất mỗi mũi Vaccine Pfizer chỉ tốn hơn 1 USD nhưng đang được bán cho chính phủ Anh với giá hơn 29 USD/liều.
Pfizer dự kiến ​​cung cấp khoảng 2,3 tỷ liều Vaccine trong năm 2021 với doanh thu ước tính khoảng 36 tỷ USD. Một báo cáo vào tháng trước của Liên minh vaccine cho Người dân chỉ ra rằng Pfizer và các hãng dược phẩm khác đã bán phần lớn vaccine của mình cho các quốc gia giàu có. Hiện mới chỉ có 2% người dân thuộc những nước thu nhập thấp tiêm chủng đầy đủ.
Bà Anna Marriott, Giám đốc chính sách y tế của tổ chức phi chính phủ Oxfam, cho hay rằng: “Thật đáng trách khi hàng tỷ người trên thế giới đang bị từ chối tiêm chủng để các hãng dược phẩm thu lợi bất chính”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *