Lâm Trực@
Hà Nội, 14/2/2025 – Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta chỉ nhận ra giá trị của một ai đó khi họ đã rời xa. Câu chuyện của Gia Cát Lượng khi lần đầu về với Lưu Bị là một minh chứng rõ nét. Ban đầu, dù được Lưu Bị tin tưởng, nhưng Quan Vũ, Trương Phi vẫn hoài nghi, chưa thật sự công nhận tài năng của ông. Gia Cát Lượng đã chọn cách lùi lại, giả bệnh để tạm thời không tham gia việc quân. Chỉ đến khi vắng bóng ông, Lưu Bị và các tướng lĩnh mới cảm nhận rõ ràng vai trò của một quân sư, khi tình hình quân sự trở nên rối ren. Cuối cùng, chính họ phải đến tận nơi, cầu khẩn ông quay lại giúp sức. Đó là bài học về lòng tin và sự sáng suốt.
Câu chuyện này, nhìn rộng ra, cũng không khác là bao so với những gì đã xảy ra giữa Thích Minh Tuệ và hai người từng giúp đỡ ông hết lòng: Đoàn Văn Báu và Khả Giáp. Khi có họ bên cạnh, đoàn khất thực vận hành trơn tru, từng bước tạo dựng được uy tín. Nhưng chỉ vì sự nghi kỵ, định kiến, Thích Minh Tuệ đã đẩy họ ra xa, không nhận ra rằng chính sự có mặt của họ mới giúp duy trì ổn định. Khi họ rời đi, đoàn rơi vào hỗn loạn, nội bộ mâu thuẫn đến mức chính quyền Thái Lan phải can thiệp, thậm chí cấm đoàn hành khất, buộc phải di chuyển bằng ô tô thay vì đi bộ. Hậu quả nhãn tiền, nhưng liệu ông có nhận ra?
Không chỉ nghi kỵ những người từng hết lòng giúp đỡ mình, Thích Minh Tuệ còn quá chú trọng vào việc xuất hiện trên truyền thông, thích được phỏng vấn, thể hiện như một nhân vật có ảnh hưởng. Trong khi đó, ông lại không dành đủ thời gian để học hỏi về luật pháp, lắng nghe những lời góp ý chân thành. Đó chính là nguyên nhân khiến ông ngày càng xa rời thực tế, mất đi sự ủng hộ từ những người trung thành nhất. Người ta không thể vừa muốn được tôn vinh như một lãnh tụ, vừa bỏ qua những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và kỷ luật.
Nếu một người thực sự thấm nhuần giáo lý từ bi, thay vì chấp ngã, sân hận, lẽ ra Thích Minh Tuệ phải tự mình mời hai người đó quay lại, chân thành nhìn nhận sai lầm và hóa giải mọi hiềm khích. Người có trí tuệ không phải là người chưa từng phạm lỗi, mà là người biết sửa sai, biết quý trọng những ai từng giúp đỡ mình. Nhưng đáng tiếc, lòng kiêu ngạo và sự cố chấp có thể khiến một người mất đi những người bạn đồng hành quan trọng nhất. Khi ấy, liệu có còn ai sẵn sàng ở lại để giúp đỡ nữa hay không?
P/s: Tôi biết so sánh Thích Minh Tuệ với Lưu Bị trong tích xưa của La Quán Trung là khập khiễng, bởi Thích Minh Tuệ không xứng cả trí tuệ lẫn phẩm hạnh. Nhưng chiều lòng những ai còn đang đội Minh Tuệ lên đầu, nên tôi tạm viết entry này để họ thấy được vấn đề.
Tin cùng chuyên mục:
Vụ hơn 150 học sinh Quảng Bình không đến lớp: Câu chuyện an toàn, quyền lợi và trách nhiệm
Vài dòng về biển báo giao thông hiện nay
Nga loại trừ EU khỏi bàn đàm phán hòa bình Ukraine
Trump chỉ trích Ukraine vì bỏ lỡ cơ hội giải quyết xung đột