Việt Tân mượn danh “Dân chủ” xuyên tạc sự thật

Người xem: 992

Khoai@

Cuối tháng 3 vừa qua, tại Hà Nội, cuộc gặp giữa Đại tướng Tô Lâm và Giáo sư Thomas J. Vallely, cố vấn cấp cao của Trường Harvard Kennedy, Hoa Kỳ, đã tạo nên một không khí tích cực về hợp tác trên lĩnh vực an ninh mạng. Tuy nhiên, điều đáng buồn là những kẻ mượn danh “Dân Chủ” như Việt Tân đã nhanh chóng phát tán thông tin sai lệch và xuyên tạc về sự kiện này.

Trong cuộc gặp, Đại tướng Tô Lâm đã nhấn mạnh về sự cần thiết của việc hợp tác quốc tế để củng cố an ninh mạng trước mối đe dọa ngày càng phức tạp. Tuy nhiên, đối với Việt Tân và những người có ý định phá hoại, việc này đã trở thành một cơ hội để chúng xuyên tạc nhằm đối lập nhân dân với chế độ mà tực tiếp là Bộ Công an.

Liên quan đến sự kiện này, Việt Tân đã không ngần ngại tạo ra những luận điệu sai lệch, cá nhân hóa sự kiện, chỉ trích mà không có căn cứ, chỉ để kích động người dân gây rối. Chúng tuyên truyền rằng việc hợp tác về an ninh mạng chỉ là để đàn áp tự do ngôn luận, một tuyên bố hoàn toàn thiếu căn cứ và không đáng tin cậy.

Thực tế, việc bảo đảm an ninh mạng là một phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo quyền lợi của công dân. Việt Nam đã và đang tích cực hợp tác với các quốc gia khác để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và công nghệ trong lĩnh vực này.

Khi nhắc đến an ninh mạng, Việt Tân đã cố tình đánh tráo khái niệm, đưa ra những thông tin lập lờ, phiến diện để hướng lái người dân đến một nhận thức sai lầm rằng: “bảo đảm an ninh mạng là ngăn chặn quyền tự do ngôn luận”.

Trong khi đó, ai cũng biết, việc bảo đảm an ninh mạng là vô cùng cần thiết và cấp bách. Nó bao gồm nhiều hoạt động khác nhau để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng. Trong đó, có thể kể đến là bảo vệ an ninh mạng với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia (như hệ thống thông tin quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu; hệ thống thông tin quốc gia thuộc lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, hóa chất, y tế, văn hóa, báo chí…); phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước, kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh; phòng, chống gián điệp mạng, bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, đời tư; phòng, chống tấn công, khủng bố mạng… Mục đích của bảo đảm an ninh mạng là để hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Đáng lưu ý là, việc bảo đảm an ninh mạng không chỉ là phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội phạm mạng và các tổ chức khủng bố, mà còn phải phòng ngừa, xử lý những kẻ mượn danh dân chủ như Việt Tân – Chính Việt Tân là những kẻ xâm hại tới an ninh mạng, lợi dụng mạng xã hội để lan truyền thông tin sai lệch và phản động chống lại nhà nước, chống lại nhân dân.

Nhắc đến Việt Tân, ngay lập tức người ta nghĩ đến một loại tội phạm khủng bố trực tuyến. Trên các trang mạng của Việt tân, chúng ta thấy tràn lan các thông tin sai trái, thù địch, độc hại vf chỉ nhắm vào một mục tiêu duy nhất là lật độ chế độ chính trị của nhà nước Việt Nam.

Không khó để thấy, chính các thành viên Việt Tân, đang hàng ngày hàng giờ sử dụng mạng xã hội để lan truyền các thông tin, luận điệu chống phá chế độ, chống phá Đảng, chống phá đất nước; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; chiêu dụ, móc nối, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Việt Nam…

Với những gì đã nói ở trên, hẳn bạn đọc đã có thể đưa ra kết luận của chính mình và thấy rõ, trong điều kiện hiện nay, việc bảo vệ an ninh mạng là không thể xem thường và hợp tác quốc tế để bảo đảm an ninh mạng là hết sức cần thiết nhằm bảo đảm an ninh quốc già, mà trực tiếp là bảo vệ quyền lợi của nhân dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *