Lâm Trực@
Vụ việc thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thập Vị Xoan được quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn nạn lừa đảo trong lĩnh vực thực phẩm chức năng. Những lời hứa hẹn “thần thánh”, hình ảnh bác sĩ, người nổi tiếng úy tín, cùng tâm lý “bệnh nặng vái tứ phương” đã khiến nhiều người tiêu dùng sập bẫy, tiền mất tật mang.
Phương thức và thủ đoạn lừa đảo
Một là, thổi phồng công dụng, cam kết hiệu quả “thần kỳ”, ví dụ như chữa khỏi bệnh ung thư, tiểu đường, tim mạch,… mà không có bằng chứng khoa học.
Các thông tin về thành phần, công dụng, tác dụng phụ của sản phẩm thường được, bóp méo hoặc thậm chí bịa đặt hoàn toàn. Người tiêu dùng dễ bị đánh lừa bởi những lời hứa hẹn về hiệu quả “thần kỳ”, “nhanh chóng”, “dứt điểm” mà không dựa trên bất kỳ cơ sở khoa học nào.
Hai là, sử dụng hình ảnh bác sĩ, người nổi tiếng, nhằm gây dựng niềm tin tưởng, khiến người tiêu dùng lầm tưởng sản phẩm được giới chuyên môn và người có ảnh hưởng tin dùng.
Trên thực tế, các nhà quảng cáo thường sử dụng hình ảnh bác sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực y tế để quảng cáo sản phẩm. Họ dựng lên những câu chuyện thành công, những lời khen ngợi có cánh nhằm đánh lừa người tiêu dùng tin tưởng vào hiệu quả của sản phẩm.
Ba là, áp dụng chế độ khuyến mãi hấp dẫn. Có thể là mua 1 tặng 1, giảm giá sốc,… tạo tâm lý “sợ bỏ lỡ” và thúc đẩy mua hàng. Thủ đoạn này sẽ làm cho những người tham lam, kém hiểu biết “căn câu”.
Bốn là, lợi dụng tâm lý hoang mang lo lắng khi bản thân mang bệnh (nhất là trong giai đoạn có dịch bệnh), người tiêu dùng dễ tin vào những lời hứa hẹn về tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh tật.
Năm là, sử dụng hiệu ứng đám đông. Theo đó, các nhà quảng cáo thường tạo hiệu ứng đám đông bằng cách tung hô sản phẩm trên mạng xã hội, sử dụng người nổi tiếng để quảng cáo, hay tạo ra những “nhóm cộng đồng” ảo để chia sẻ những “kinh nghiệm” sử dụng sản phẩm. Bản chất là đánh lừa người tiêu dùng.
Hiểm họa
Việc sử dụng thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc sử dụng sai cách có thể dẫn đến ngộ độc, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Khi mua phải những loại thực phẩm chức năng được thổi phồng tác dụng, người tiêu dùng sẽ rơi vào hoàn cảnh “tiền mất tật mang”, mà bệnh không khỏi, ảnh hưởng đến tài chính cá nhân và gia đình.
Nhiều trường hợp người có bệnh “vái tứ phương”, khi đang chữa bệnh theo phác đồ điều trị của bác sĩ tại bệnh viện, thì lại dừng lại điều trị để dùng thực phẩm chức năng mà họ đã tin tưởng và mua. Hậu quả là, bệnh thêm trầm trọng, và gây lãng phí tiền bạc, làm ảnh hưởng đến uy tín của bệnh viện.
Về cơ bản, thực phẩm chức năng có công dụng nhất định cho sức khỏe, nhưng nó không phải là thuốc chữa bệnh. Ngay cả khi tác dụng của nó rất tốt cho sức khỏe thì việc kết hợp nó với sử dụng thuốc chữa bệnh cũng phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Việc lừa dối bằng cách mập mờ, “đánh lận con đen” làm cho người tiêu dùng tưởng rằng đó là thuốc chữa bệnh, mà bệnh không khỏi, khiến người tiêu dùng hoang mang, e dè, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh uy tín.
Cảnh báo và giải pháp:
Để đẩy lùi tình trạng lừa đảo trong quảng cáo thực phẩm chức năng, cần có sự chung tay của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Trước hết, người tiêu dùng hãy cẩn trọng với các quảng cáo “mùi mẫn”. Không tin tưởng tuyệt đối vào những lời hứa hẹn “thần thánh”, cần kiểm chứng thông tin, thậm chí cần được tư vấn bởi các bác sĩ kỹ lưỡng trước khi mua;
Phải tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm. Theo đó phải biết rõ nguồn gốc, xuất xứ, thành phần, công dụng của sản phẩm đi kèm với hướng dẫn sử dụng,…
Trước khi sử dụng bất kỳ thực phẩm chức năng nào, đặc biệt là khi đang mắc bệnh hoặc sử dụng các loại thuốc khác đều phải tham khảo ý kiến bác sĩ.
Báo cáo vi phạm. Tức là, khi phát hiện quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật, cần thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý.
Đối với các cơ quan quản lý, cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn để xóa bỏ tình trạng quảng cáo sai sự thật, như tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, công khai thông tin để cảnh báo người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, cần có các chương trình giáo dục, truyền thông để người tiêu dùng hiểu rõ về thực phẩm chức năng, biết cách lựa chọn và sử dụng an toàn..
Chỉ khi có sự chung tay của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người tiêu dùng, vấn nạn quảng cáo sai sự thật thực phẩm chức năng mới có thể được giải quyết hiệu quả. An toàn sức khỏe cộng đồng là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân và toàn xã hội.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho tư vấn y khoa. Người đọc nên tìm kiếm thông tin từ các nguồn uy tín để có cái nhìn toàn diện về vấn đề.
Tin cùng chuyên mục:
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố
Ukraine nói điều đáng sợ về tên lửa mới của Nga