Xử lý cán bộ cấp cao tham nhũng: Quyết tâm chính trị và hành động thiết thực

Người xem: 448

Khoai@

Công tác phòng chống tham nhũng ngày càng được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và đẩy mạnh với tinh thần quyết liệt, mạnh mẽ hơn. Việc xử lý nghiêm minh các cán bộ cấp cao, đương chức vi phạm là minh chứng rõ ràng cho quyết tâm chính trị của toàn đảng, toàn quân và toàn dân trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Nó cũng chứng minh quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, “nói đi đối với làm trong công cuộc chống tham nhũng.

Từ trái qua: Bà Hoàng Thị Thúy Lan – Bí thư Tỉnh uỷ và ông Nguyễn Văn Trì – Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Thời gian qua, nhiều cán bộ cấp cao, bí thư, chủ tịch tỉnh, thành phố vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước đã bị xử lý nghiêm minh. Mới đây nhất, là Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh ở vài địa phương đã bị cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam, để điều tra, truy tố, xét xử về hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Những động thái trên được các tầng lớp nhân dân nhiệt liệt ủng hộ.

Và cho dù, các thế lực thù đich, các tổ chức và cá nhân chống phá Việt Nam ra sức bóp méo sự thật, xuyên tạc bản chất vấn đề để bẻ lái, dẫn dắt dư luận sang chiều hướng tiêu cực, rằng đó là đấu đá nội bộ, và rằng đó là thanh trừng trước Đại hội… thì cũng không thể phủ nhận được thực tế, đó vẫn tiếp tục là những tín hiệu tích cực, khẳng định quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước trong việc đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực.

Công tác phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta quan tâm hàng đầu. Việc xử lý nghiêm minh các cán bộ cấp cao, đương chức vi phạm là minh chứng rõ ràng cho quyết tâm chính trị mạnh mẽ và hành động thiết thực trong công cuộc đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực. Điều này góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào công cuộc chống tham nhũng, đồng thời tạo hiệu ứng răn đe đối với những cán bộ có ý định vi phạm.

Từ những vụ việc trên, có thể thấy rõ quyết tâm chính trị được thể hiện qua quan điểm nhất quán là “Không có vùng cấm, không có ngoại lệ”; thể hiện ở hệ thống pháp luật về phòng chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn được hoàn thiện, bổ sung, đồng bộ, tạo khung pháp lý chặt chẽ; và các cơ quan phòng chống tham nhũng ngày càng được kiện toàn, củng cố về năng lực, hiệu quả hoạt động.

Nhiều cán bộ cấp cao, đương chức vi phạm đã bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự, thể hiện quyết tâm “diệt giặc nội xâm” và cũng chính là những hành động thiết thực thể hiện việc “nói đi đôi với làm”. Trong khi đó, tất cả các vụ án tham nhũng được điều tra, truy tố, xét xử công khai, minh bạch, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.

Kết quả của quyết tâm chính trị và chuỗi hành động thiết thực đó là niềm tin của nhân dân vào công cuộc phòng chống tham nhũng ngày càng được củng cố; tham nhũng, tiêu cực từng bước được kiềm chế, đẩy lùi.

Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng, tiêu cực còn diễn biến phức tạp. Tham nhũng, tiêu cực len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; thủ đoạn tham nhũng ngày càng tinh vi; công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực chưa đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân; việc xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe; công tác phòng ngừa tham nhũng còn hạn chế… Do đó, phải xác định rõ, phòng chống tham nhũng là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Tôi tin, quyết tâm chính trị, hành động thiết thực và sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân sẽ góp phần đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *