Ong Bắp Cày
![](https://trelang24h.com/wp-content/uploads/2024/02/tong-giao-phan-ha-noi-vanban.jpg)
Ngay sau khi lá đơn được tung lên mạng, Nguyễn Xuân Diện – một tiến sĩ Ca trù tại Hà Nội và đám đồng đảng đã lập tức chia sẻ và sửa tên để kích động giáo dân và vu cáo chính quyền Hà Nội với tiêu đề Chính quyền cướp đất của nhà thờ.
Sự xảo tráo, gian manh của linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong và TS Nguyễn Xuân diện thể hiện ở chỗ biến việc “kiến nghị” của Tòa Tổng giám mục thành “Chính quyền Hà Nội cướp đất”. Và nếu chính quyền “cướp đất” của tôn giáo thì chính quyền bỗng dưng trở thành kẻ cướp và đằng sau nó là cả một loạt vấn đề đe dọa tới an ninh trật tự. Vấn đề nằm ở chỗ đó và đám linh mục dù biết rằng việc làm của mình là sai, sẽ không đi đến đâu, nhưng vẫn luôn luôn tìm cách khơi lại để gây bất ổn xã hội.
Một cách tổng quát nhất, việc giải quyết tranh chấp đất đai, cơ sở thờ tự của tôn giáo đã có các quy định của pháp luật, đó là:
(1) Nghị quyết của quốc hội số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 về nhà đất do Nhà nước quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN trước ngày 01/7/1991. Theo đó, tại Điều 1, Điều 2 Nghị quyết số 23 quy định rõ: “Nhà nước không xem xét lại chủ trương chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 01/7/1991. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN liên quan đến nhà đất; Nhà nước hoàn thành thủ tục pháp lý về sở hữu toàn dân đối với các loại nhà đất mà nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách cải tạo nhà, đất cho thuê; Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh; Quản lý nhà đất vắng chủ; Quản lý nhà đất trong từng thời điểm nhất định về nhà, đất của đoàn hội, tôn giáo; Quản lý nhà đất của những người di tản, chuyển vùng ra nước ngoài.”
(2) Luật đất đai năm 2013. Theo đó, khoản 5 Điều 26 quy định: “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”.
Chiểu theo các quy định của pháp luật này, thì diện tích khu đất thuộc số nhà số 29, phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là thuộc sở hữu của Nhà nước.
Cũng nên nhớ rằng, không phải mọi quyết định của chế độ cũ đều được chế độ thay thế nó chấp nhận.
Cũng nên nhớ rằng, không phải mọi quyết định của chế độ cũ đều được chế độ thay thế nó chấp nhận.
Về mặt lịch sử, thửa đất tại số 29 và 31 phố Nhà Chung có bằng khoán điền thổ đứng tên chủ sở hữu là Hội truyền giáo ngoại quốc.
Vào ngày 24/1/1961, linh mục Nguyễn Tùng Cương là người quản lý toàn bộ khu Nhà Chung, đã có đơn xin được bàn giao 95 ngôi nhà, trong đó có ngôi nhà số 29 và số 31 phố Nhà Chung cho Nhà nước thống nhất quản lý và được Nhà nước chấp nhận. Ngay sau đó, UBND Khu Hoàn Kiếm (sau này là Quận Hoàn Kiếm) đã giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quản lý để xây dựng thành trường học mang tên Trường Phổ thông cơ sở Trần Quốc Toản. Đến năm 2014 để thống nhất địa chỉ liên lạc của Trường, UBND TP đã quyết định hợp nhất 2 số nhà 29 và 31 là thành một số duy nhất là số 29 phố Nhà Chung.
Năm 2014, Trường Tiểu học Tràng An thuê lại số nhà số 29 phố Nhà Chung theo Quyết định cho thuê đất số 6241/QĐ- UBND, ngày 26/11/2014 của UBND TP.Hà Nội. Cho đến thời điểm đó, diện tích của khu đất thuộc số nhà 29 phố Nhà Chung vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Tháng 11/2015, do thiếu thốn về cơ sở vật chất và do các công trình của Trường đã xuống cấp trầm trọng, đe dọa tới sự an toàn của học sinh và các thầy cô giáo, dựa trên cơ sở đề xuất của nhà trường, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND TP. Hà Nội đã đồng ý với chủ trương cải tạo và xây dựng mới một số hạng mục, trong đó tập trung vào các lớp học.
Và đến nay, việc cải tạo, xây dựng mới ở Trường Tiểu học Tràng An đã và đang được thi công đúng tiến độ.
Như vậy, kể từ 1961, khu đất thuộc số nhà 29 phố Nhà Chung là thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Nhà nước, chưa từng là cơ sở thờ tự của Tòa tổng giám mục Hà Nội. Vì thế việc kiến nghị của Tòa Tổng giám mục Hà Nội là không có cơ sở để giải quyết. Cũng vì vậy việc các cá nhân đang kêu gào trên mạng rằng, “chính quyền Hà Nội cướp đất của Giáo phận Hà Nội” là hành vi vu khống, xuyên tạc sự thật phục vụ cho các mục đích chính trị bẩn thỉu.
Thật tiếc, một hành động đúng luật, phục vụ cho mục đích giáo dục thế hệ trẻ, thể hiện tính nhân văn cao cả mà cũng bị Tòa Tổng giám mục Hà Nội rắp tâm phá hoại. Vậy tinh thần bác ái các người để đâu?
Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên các linh mục thuộc giáo phận Hà Nội sử dụng chiêu bài “đòi đất” để gây bất ổn xã hội và chắc chắn nó không phải lần cuối cùng họ sử dụng thủ đoạn này.
Còn nhớ, ngày 16/10/2014, các linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, giáo xứ Thái Hà cũng có “Đơn khiếu nại khẩn cấp” gửi ông Nguyễn Thế Thảo – Chủ tịch UBBD Tp.Hà Nội phản đối chính quyền Hà Nội xây dựng công viên cây xanh, sân chơi, tiểu cảnh cho khu vực hồ Ba Giang ở phường Quang Trung, quận Đống Đa. Với giọng điệu “cù nhầy” như thường thấy, họ cho rằng: “khu đất Hồ Ba Giang rộng 18.230 mét vuông, nằm trên địa bàn P. Quang Trung, Q. Đống Đa thuộc quyền quản lý của giáo xứ Thái Hà và Nhà dòng Chúa Cứu Thế từ 1928”, và yêu cầu chính quyền phải ngừng ngay việc thi công đó. Bên cạnh đó, họ xúi bẩy, kích động giáo dân tụ tập cản trở các đơn vị thi công công trình công cộng này.
Dù chính quyền đã có nhiều văn bản trả lời dựa trên những căn cứ pháp lý vững chắc kết hợp với các tư liệu lịch sử về việc Linh mục Vũ Ngọc Bích đã bàn giao cho Nhà nước quản lý từ năm 1961, nhưng các linh mục Thái Hà vẫn tiếp tục kích động giáo dân gây rối trật tự công cộng trong một thời gian dài.
Mới đây nhất, các nữ tu dòng Thánh Phaolô Hà Nội dưới sự yểm trợ của Truyền Thông Thái Hà cũng đã “đòi” lại khu đất thuộc số nhà 5A-5B phố Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Họ cho rằng, nó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của quý soeurs Dòng Thánh Phaolô Hà Nội từ năm 1949 với bằng Khoán Điền Thổ, số 494, cuốn 3, tờ 94.
Sự thật, không có đất của dòng thánh Phaolô tại số 5 Quang Trung, Hà Nội. Nhà đất tại số 5 Quang Trung có nguồn gốc đứng tên Hội truyền giáo ngoại quốc, một tổ chức truyền giáo đã đứng chân ở Việt Nam trước năm 1945, sau đó đã rời về nước không còn hoạt động ở Việt Nam. Mảnh đất này cũng đã được bà Lê Thị Đông là Tu viện trưởng, thay mặt dòng thành Phaolô đã bàn giao cho Nhà nước quản lý vào ngày 24/11/1961.
Dù đã có công văn trả lời với các bằng chứng pháp lý, nhưng các linh mục Thái Hà vẫn tiếp tục xúi giục các nữ tu liên tục có hành vi gây rối, gây bất ổn xã hội và tạo cớ cho các thế lực thù địch gây áp lực với Việt Nam.
Về việc này, ý kiến của một số linh mục cho rằng, những khi đất như 29, 31, 42 Nhà Chung; 5A-5B phố Quang Trung, Hồ Ba Giang… trong lịch sử thuộc giáo phận Hà Nội thì bây giờ nó cũng thuộc giáo phận Hà Nội là một lập luận nực cười và phỉ báng luật pháp cũng như những tín điều Thiên Chúa.
Với lập luận ấy, thì Phật giáo cũng có thể đòi Giáo hội công giáo trả lại khu đất Nhà Chung cho họ, bởi lẽ, khu đất này trước khi có Thiên chúa, nó là cơ sở thờ tự của đạo Phật, nổi tiếng với chùa Báo Thiên (Tên đầy đủ là Sùng Khánh Báo Thiên Tự). Và tương tự như vậy, Thánh Địa La Vang cũng được xây dựng trên cơ sở Thiên chúa cướp được từ chủ sở hữu là Phật giáo.
Vậy mục đích thực sự của chiêu “đòi đất” là gì?
Thực ra, các vị chủ chăn đều hiểu rõ việc kiện cáo, hay biểu tình, tuần hành… “không phải để lấy lại” mảnh đất mà họ đã bàn giao cho chính quyền quản lý, mà cái chính là phục vụ cho những mưu đồ chính trị bẩn thỉu.
Nhìn lại lịch sử chúng ta chưa quên những câu chuyện về vùng tự trị công giáo, nơi pháp luật được thay thế bằng giáo luật, còn cha xứ nghiễm nhiên trở thành lãnh đạo, lãnh tụ với phương châm “lời cha ý chúa” để tận dụng triệt để thần quyền cho các mưu đồ thế tục.
Chả phải ngẫu nhiên đại sứ Mỹ Martin, trước khi lên máy bay chuồn lẹ về Washington vào 1975, đã để lại lời nhắn nhủ: “Bây giờ đến lượt chiến tranh tôn giáo”. Ngay sau đó, nhà thờ Vinh Sơn nổ súng. Cũng không phải ngẫu nhiên mà Mỹ, một dân tộc dưới Chúa, đã từng cấm bang giao với Vatican trong 117 năm (1867 – 1984). In God we trust, in Church we don’t, phải nhắc lại lần nữa. Chính người phương Tây đã đúc kết trải nghiệm như vậy.
Xin được dẫn lời Thánh Phaolô để cảnh tỉnh cho những người đang cố tình vi phạm pháp luật: “Ai chống đối luật pháp công quyền là phản nghịch chương trình Thiên Chúa thiết định. Kẻ ấy sẽ phải chuốc lấy án phạt cho mình!”.
Tin cùng chuyên mục:
“Tăng đoàn” Thích Minh Tuệ: Sự kiện đáng chú ý trong buổi phát trực tiếp chiều nay 8/2/2025
Từ Việt Nam Cộng hòa đến Ukraine: Bài học về độc lập, tự chủ
USAID và những cáo buộc tham nhũng chấn động chính trường Mỹ
Đôi lời về hành trình đi Ấn Độ của Thích Minh Tuệ