LâmTrực@
Tôi mê và phục anh Hòa làm tàu ngầm Trường Sa, trước hết và chủ yếu là tấm lòng của anh với việc bảo vệ chủ quyền của tổ quốc, thứ nữa là sự miệt mài tâm huyết với khoa học, và sau cùng đó là sự hi sinh công sức, trí tuệ, tiền bạc (từ túi của anh) cho một việc làm thiết thực.
Xin nói thẳng, anh Hòa chế tạo tàu ngầm dù thành công hay thất bại, bất biết kết quả như thế nào thì anh cũng là một tấm gương sáng cho người dân trong việc bày tỏ lòng yêu nước.
Anh Hòa, thay vì kí tên vào nhóm 72, hay 258, “Văn đoàn đọc lập Việt Nam”, hoặc tụ tập “biểu tình bờ hồ”.v.v. anh hành động bằng việc làm đầy ý nghĩa.
Từ rất lâu, tôi đã đặt câu hỏi, anh Hòa chế tạo tàu ngầm với múc đích bảo vệ biển đảo quê hương, và nó là một công trình quân sự, vậy tại sao không có cơ quan quân sự nào quan tâm? Theo dõi một thời gian dài, thực sự tôi hơi thất vọng vì có rất ít sự quan tâm tới việc làm của anh Hòa.
Tôi cũng vui từng ngày khi biết anh đã thử nghiệm thành công từng phần công việc, và hôm nay (Hơi lâu) tôi cũng vui vì Bộ quốc phòng đã bắt đầu quan tâm đến công trình của anh.
Bạn tôi biết tin này cũng phải vỗ đùi: Có thế chứ!
Bạn tôi biết tin này cũng phải vỗ đùi: Có thế chứ!
Tôi cho rằng, rất không nên đặt vấn đề là hỗ trợ cho anh Hòa, vì đây là công việc chung của đất nước, bởi tự thân anh đã làm một khối lượng công việc khổng lồ bằng tâm huyết của mình mà đâu có cần sự hỗ trợ nào?
Hãy xác định cùng anh Hòa chế tạo tàu ngầm Trường Sa.
Hi vọng trong tương lai gần, chiếc “tàu ngầm anh Hòa” sẽ hiện hữu ở Hoàng Sa, Trường Sa.
—————
Mời đọc thêm:
Bộ Quốc phòng nêu kế hoạch hỗ trợ tàu ngầm Trường Sa
(Quan điểm) – Viện trưởng Viện Kỹ thuật tàu quân sự cho biết sẽ có nhiều hoạt động cụ thể để hỗ trợ ông Nguyễn Quốc Hòa trong giai đoạn tới của tàu Trường Sa
Làm việc với tiêu chí hợp tác giúp đỡ
Trao đổi với phóng viên báo Đất Việt chiều ngày 24/3/2014, Viện trưởng Viện Kỹ thuật tàu quân sự, thuộc Bộ Quốc phòng chia sẻ về nhiệm vụ của Viện cũng như mục đích chuyến công tác, thăm quan tàu ngầm Trường Sa sáng cùng ngày.
Về nhiệm vụ của Viện, Viện trưởng Đào Ngọc Thạch cho biết: “Được Bộ Quốc phòng giao phó nhiệm vụ, thời gian qua, Viện Kỹ thuật tàu quân sự đã trở thành cơ quan đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng… tàu quân sự của Việt Nam.
Tàu quân sự ở đây phải hiểu không chỉ có tàu chiến, mà còn một loạt những tàu bổ trợ phục vụ mục đích quân sự như tàu đổ bổ, cung ứng, vận tải… Ngoài ra, Viện còn làm những nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển các tàu phục vụ mục đích dân sinh.”
“Một nhiệm vụ khác của Viện là làm công tác tư vấn, tham mưu cho Bộ Quốc phòng về các tính năng, kỹ chiến thuật của các loại tàu trong quân chủng hải quân” – Viện trưởng cho biết thêm.
Viện trưởng Đào Ngọc Thạch (ảnh phải) và Viện phó Phạm Chí Linh chụp ảnh kỷ niệm bên tàu ngầm Trường Sa
Chia sẻ về nội dung chuyến tham quan, công tác tới tàu ngầm Trường Sa tự chế của ông Nguyễn Quốc Hòa, Viện trưởng Thạch chia sẻ, sau khi nghe được nhiều thông tin về tàu ngầm Trường Sa trên báo chí, đài truyền hình, Viện có trách nhiệm tìm hiểu vấn đề với tiêu chí đánh giá khách quan, hợp tác giúp đỡ.
Trong buổi làm việc, đoàn công tác gồm có Viện trưởng Đào Ngọc Thạch, Viện phó Phạm Chí Linh, cùng nhiều chuyên gia của Viện đã được chứng kiến tàu ngầm Trường Sa lặn nổi nhịp nhàng trong bể thử nghiệm, hệ thống không khí tuần hoàn hoạt động trơn tru.
Tàu ngầm Trường Sa sẽ được giúp đỡ về vốn?
Bày tỏ quan điểm của mình về con tàu này, Viện trưởng Thạch cho biết: “Trước hết, chúng tôi rất hoan nghênh những nghiên cứu của mọi người dân liên quan đến lĩnh vực tàu thuyền nói chung, tàu chiến đấu nói riêng, và đặc biệt liên quan đến tàu ngầm, thiết bị ngầm, công nghệ ngầm.”
“Ở đây có thể thấy, anh Hòa không chỉ quan tâm đến việc xây dựng một hình hài con tàu với động cơ diesel mà còn quan tâm đặc biệt tới việc xử lý khí thải và sử dụng lại. Công nghệ tuần hoàn không khí này không chỉ được quan tâm ở Việt Nam mà còn rất được quan tâm trên thế giới, bởi nó không chỉ ứng dụng trong lĩnh vực tàu ngầm, mà còn rất nhiều lĩnh vực dân sinh khác, đơn cử như bảo vệ môi trường.” – Viện trưởng Thạch nhận định.
“Sau chuyến làm việc này, chúng tôi cũng có gửi tới anh Hòa một lời đề nghị về việc sẽ hỗ trợ tất cả những đầu mối cơ sở, kỹ thuật, trang thiết bị, tài liệu mà chúng tôi có trong tay nếu anh Hòa cần đến. Đồng thời, Viện phó Phạm Chí Linh và Tiến sỹ, trung tá Lương Lục Quỳnh sẽ là đầu mối liên lạc trao đổi thông tin với anh Nguyễn Quốc Hòa.” – Ông Đào Ngọc Thạch cho biết.
Viện trưởng Đào Ngọc Thạch thích thú nhìn tàu ngầm Trường Sa thử nghiệm
“Chúng tôi cũng mong rằng anh có thể nghiên cứu thành công công nghệ này, tạo ra một bước đột phá cho khoa học nước nhà và đặc biệt là lĩnh vực hàng hải quốc phòng” – Viện trưởng Đào Ngọc Thạch bày tỏ.
Tuy nhiên, điều mà Viện trưởng Thạch lo ngại, việc nghiên cứu công nghệ này sẽ còn về lâu về dài và gánh nặng kinh phí một mình doanh nhân này sẽ không thể gánh nổi. Do đó, ông Thạch cho rằng sẽ cố gắng hướng dẫn, giúp đỡ tàu ngầm Trường Sa trở thành một dự án khoa học và được nhà nước thông qua, cấp kinh phí nghiên cứu.
Trong khi đó, Trung tá Lương Lục Quỳnh bày tỏ sự ngạc nhiên, cảm phục doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa: “Theo dõi con tàu từ ngày đầu, không ngờ Trường Sa có thể tiến xa đến như vậy. Con tàu còn những yếu điểm về phần vỏ và tính năng hoạt động dưới nước, nhưng tôi có thể giúp anh Hòa điều này dễ dàng. Còn về hệ thống tuần hoàn, tôi thừa nhận đã kém anh. Tôi thực sự khâm phục.”
Minh Phong
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố