PHẠM VĂN ĐIỆP BỊ TẠM DỪNG NHẬP CẢNH LÀ ĐÚNG PHÁP LUẬT

Người xem: 132

Ngày 8/12/2013 Phạm Văn Điệp bị cơ quan chức năng Việt Nam từ chối phép nhập cảnh vào Việt Nam. Ngay lập tức Điệp cùng lũ rận viết đơn gửi lên Hội đồng nhân quyền, đài BBC vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền.
Hình ảnh Phạm Văn Điệp bị tạm giữ không cho nhập cảnh tại sân bay Nội Bài
Hình ảnh Phạm Văn Điệp bị buộc trở lại Nga qua đường quá cảnh tại Đức
Vậy sự thật là gì?

Sự thật là các cơ quan chức năng đã làm đúng pháp luật Việt Nam, và pháp luật Quốc tế. Các bạn có thể thấy rõ điều này ở một số điểm sau đây:

1/ Trong một bài viết, Phạm Văn Điệp viện dẫn những điều khoản sau để nói chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền khi không cho Điệp nhập cảnh:

Theo quyền ghi trong Công ước Quốc tế mà Việt Nam cam kết thực hiện. Căn cứ vào Công ước Quốc tế về quyền chính trị và dân sự 1966 điều 12: “4) Không ai bị tước đoạt một cách tuỳ tiện quyền được trở về nước mình“. Và căn cứ vào Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 Điều 13: “Ai cũng có quyền hồi hương“. 

Cần nói rõ là Điệp rất mã mãnh, y đã trích không chính xác và đầy đủ nội dung hai văn kiện này. Chính xác hơn, hai văn kiện diễn đạt như sau:

ĐIỀU 13. TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN.
1. Mọi người có quyền tự do di chuyển và cư trú, trong phạm vi biên giới của quốc gia.

2. Mọi người đều có quyền rời khỏi lãnh thổ bất kỳ nước nào, kể cả nước của mình, và quyền trở về xứ sở.

2/ Quyền “hồi hương” theo Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền 1948 và Công ước Quốc tế về quyền chính trị và dân sự 1966 không phải là vô điều kiện như Điệp và các “nhà zân chủ” hiểu mà gắn liền với nguyên tắc bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người khác. Bằng chứng như sau:

Một là, Tại CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ, 1966 ở Điều 12 toàn văn như sau:
1. Bất cứ ai cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của một quốc gia đều có quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó.

2. Mọi người đều có quyền tự do rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình .


3.Những quyền trên đây sẽ không phải chịu bất kỳ hạn chế nào, trừ những hạn chế do luật định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người khác, và phải phù hợp với những quyền khác được Công ước này công nhận.


4. Không ai bị tước đoạt một cách tuỳ tiện quyền được trở về nước mình


Như vậy đáng lưu ý là Điểm 3 Điều 12 ghi rõ: “Những quyền trên đây sẽ không phải chịu bất kỳ hạn chế nào, trừ những hạn chế do luật định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người khác, và phải phù hợp với những quyền khác được Công ước này công nhận“. Trường hợp của Điệp đã vi phạm nghiêm trọng những vấn đề về an ninh quốc gia, trật tự công cộng (sẽ phân tích ở phần 3 của bài viết này) nên đường nhiên bị hạn chế quyền tự do đi lại.

Hai là, tại ĐIỀU 13. TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN dù ghi rõ:
1. Mọi người có quyền tự do di chuyển và cư trú, trong phạm vi biên giới của quốc gia.

2. Mọi người đều có quyền rời khỏi lãnh thổ bất kỳ nước nào, kể cả nước của mình, và quyền trở về xứ sở.

Nhưng cũng tại Tuyên ngôn này, tại Điều 29 ghi rất rõ ở điểm 2:
1. Mọi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng là nơi duy nhất mà ở đó nhân cách của bản thân họ có thể phát triển tự do và đầy đủ.

2. Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ.


3. Trong mọi trường hợp, việc thực hiện các quyền tự do này cũng không được trái với các mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hợp Quốc.


Như vậy, quyền tự do “trở về xứ sở” cũng phải phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ.

Trường hợp của Phạm Văn Điệp phải tôn trọng và đáp ứng những yêu cầu chính đáng về “trật tự công cộng và phúc lợi chung”.

3/ Căn cứ pháp lý để cơ quan chức năng Việt Nam chưa cấp giấy đồng ý cho Điệp nhập cảnh như sau:

Tại Hiến pháp 1992, ở điều 68, Việt Nam quy định rõ: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật“. Như vậy, vế “theo quy định của pháp luật” này phù hợp với CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ, 1966 ở Điều 12, điểm 3 và Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền tại Điều 29, điểm 2.

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, những quy định về xuất nhập cảnh đã được cụ thể hoá trong Nghị định số 136/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Tại Điều 23 có ghi rõ:
Người Việt Nam đang ở nước ngoài chưa được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

1. Không có giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam.


2. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an.


Như vậy, với hàng loạt hành vi mang tính chất chống phá, có thể gây nguy hại cho an ninh quốc gia Việt Nam, Điệp thuộc trường hợp bị xem xét theo khoản 2 Điều 23.

Phạm Văn Điệp đã vi phạm hầu hết các điều khoản của Chương XI (Các tội xâm phạm an ninh quốc gia) Bộ luật Hình sự Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009 củaQuốc hội Việt NamCụ thể:
Điều 78. Tội phản bội Tổ quốc

1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.


2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.


Tại điều này, Phạm Văn Điệp là đã cấu kết viết bài cho các phần tử phản động lưu vong ở Mỹ, các trang như Đàn chim việt, dân luận, đài BBC, liên hệ với nhiều đảng phái phản động nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 79. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:



1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình;


2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.


Điệp đã tham gia các tổ chức phản động, xúi giục người khác tham gia, hoạt động đắc lực cho các tổ chức như đảng dân chủ thế kỷ 21, đảng dân chủ xã hội. Trên blog của Điệp còn lưu nhiều bài kêu gọi “gia nhập đảng dân chủ là yêu nước” hay điều lệ của các đảng phái này. Điệp cũng đã, đang giữ những chức vụ quan trọng như Uỷ viên trung ương của tổ chức hoạt động với mục tiêu lật đổ chính quyền Nhà nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam.
Điều 86. Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội

1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế-xã hội, thì bị phạt tù từ bảy năm đến hai mươi năm.


2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.


Điều này được thể hiện trong các bài viết xuyên tạc, phá hoại đường lối, chính sách kinh tế – xã hội của Đảng, Nhà nước mà Phạm Văn Điệp thường xuyên phát tán.
Điều 87. Tội phá hoại chính sách đoàn kết

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:


A) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với lực lượng vũ trang, với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội;


B) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam ;


C) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội;

D) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.

2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều này thể hiện quá rõ, quá nhiều trong tất cả các bài viết và các hoạt động của Phạm Văn Điệp
Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam , thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:


A) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;


B) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;


C) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam .

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

Điều này thể hiện trong tất cả các bài viết và các hoạt động của Phạm Văn Điệp, trên blog, fb, youtube và những tài liệu Điệp sử dụng khi tham gia biểu tình, phát động biểu tình ở Việt Nam và ở Nga.
Điều 89. Tội phá rối an ninh

1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 82 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.


2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.


Điều này thể hiện quá rõ, quá nhiều trong tất cả các bài viết và các hoạt động của Phạm Văn Điệp


Với tất cả những phân tích trên, đủ cơ sở kết luận Phạm Văn Điệp là một tên tội phạm có nhiều hành vi xâm phạm an ninh quốc gia. Vì thế, những biện pháp hạn chế quyền hồi hương với Phạm Văn Điệp là đúng pháp luật, không hề vi phạm nhân quyền.

Tuy nhiên, đúng như tác giả Đại Bàng đã đề cập, với lòng nhân ái vị tha của một người am hiểu pháp luật và hiểu sự hạn chế nhận thức của Phạm Văn Điệp, Nguyễn Văn Minh có đề xuất như sau:

Về tình tiết giảm nhẹ, Phạm Văn Điệp sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, có bố là thương binh chống pháp, anh trai là sĩ quan cao cấp quân đội; bản thân Điệp trình độ học vấn hạn chế, chưa tốt nghiệp đại học, lại bị kẻ xấu kích động lôi kéo…Mặt khác, những hành vi sai phạm của Phạm Văn Điệp tuy nguy hiểm nhưng chưa gây ra hậu quả quá nghiêm trọng, có thể giáo dục, cảm hoá. Vì vậy, với truyền thống đạo lý dân tộc “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, cá nhân Nguyễn Văn Minh đồng quan điểm với tác giả Đại Bàng vẫn đề nghị cơ quan chức năng và cộng đồng rộng lòng tha thứ, tạo điều kiện để Phạm Văn Điệp ăn năn hối cải, sửa sai, trở thành công dân, kiều bào lương thiện, góp phần vào sự nghiệp đại đoàn kết, xây dựng đất nước Việt Nam thịnh vượng, hùng cường theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn!
Cụ Phạm Văn Chí bố đẻ Phạm văn Điệp 94 tuổi ngày đêm mong đợi người con mình ăn năn hối cải để được hồi hương.

————————

Bài viết của tác giả Nguyễn Văn Minh, Tre làng đổi tên và có đẽo gọt lại cho ngắn gọn, nhưng không làm mất đi những ý tưởng, nội dung diễn đạt của tác giả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *