CuTeo@
Lũ và Thủy điện là câu chuyện nóng suốt thời gian gần đây, và nó phản ánh mối quan tâm chính đáng của người dân.
Một cách tổng quan, chúng ta đã phá rừng, chúng ta đã có thủy điện và chúng ta không thể tua ngược lại qúa trình đó được. Nói thế để thống nhất với nhau rằng, chúng ta phải chấp nhận thực tế hiện có, vấn đề là cùng nhau kiểm soát thủy điện cho tốt để giảm thiểu hậu quả có thể xảy ra. Các bạn cũng đừng có mơ là vừa có thủy điện, lại vừa có được môi trường rừng rú nguyên sinh như xưa, như thế là quá tham lam và hoang tưởng.
Các tình yêu cũng chả nên gào thét inh ỏi lên rằng xây thủy điện là sai, là giết dân để được cái tiếng thương dân, ra cái điều ta đây trách nhiệm lắm. Giọng điệu đó khắm khú bỏ con mẹ.
Thử hỏi:
Xây dựng nhiệt điện, dân phản đối vì ô nhiễm, vì không có than, có dầu….Lấy điện đâu mà thắp sáng?
Xây dựng thủy điện, dân kêu phá rừng. Không phá rừng thì làm sao xây thủy điện? Không có thủy điện lấy đâu điện sinh hoạt, sản xuất, vui chơi giải trí, mở mang dân não?
Xây dựng nhà máy điện hạt nhân? Rõ là nhỏ bé xinh xinh, nhưng “Dân” kêu tốn tiền, nguy hiểm. Không xây thì liệu có đủ điện dùng hay phải mua của Trung Quốc? Không đủ điện có mà “Công nghiệp hóa” vào mắt.
Nhiệt điện – không; thủy điện – không; điện hạt nhân cũng không, vậy lấy đâu ra điện dùng? Các bạn trả lời đi!
Cứ kêu ca phàn nàn, cứ phản đối ầm ĩ, cứ rên la thảm thiết thì lấy đâu ra điện mà sống cho ra sống, hay lại muốn quay về ăn lông ở lỗ?
Hãy chấp nhận thực tế đi, lợi về công thì tiệt về đường đi. cái gì cũng có tính hai mặt cả đấy. Lợi thì im thin thít hưởng thụ, hại một tí thì kêu trời thì đâu có được?
Anh phát mệt với bài ca xả lũ quá rồi.
Tại sao khi có điện về, làm ăn khấm khá, hiểu biết mở mang thì không kêu ông Thủ tướng ơi, ông điện ơi, thích thế, phê quá? Tại sao hễ xảy ra một chút sự cố lại gào đến lạc giọng, đổ hết tội lỗi cho các ông kia? Rõ ràng là không công bằng tẹo nào.
Có đứa (là phóng viên hẳn hoi) còn vặn vẹo: “Làm đúng quy trình, dân bị hại: Đúng ở chỗ nào”? Ơ, hỏi hay nhỉ, trước hết, nắng mưa là việc của trời, nói cho vuông là không ai có thể dự báo tính toán hết được mọi rủi ro do thiên nhiên gây ra hoặc sẽ gây ra. Thứ hai, thằng nhà báo kia liệu có dám chắc chắn rằng, không có thủy điện thì lũ sẽ nót xảy ra hay không? rằng thì là không có người chết không? Anh nói luôn cho nhanh là, dù không làm thủy điện thì bão lũ vẫn xảy ra và không ai có thể biết được hậu quả của nó như thế nào.
Còn cái quy trình xả lũ, anh nghĩ ít có khả năng làm sai quy trình, quyết định xả lũ cần được sự đồng thuận của cả một tập thể và dựa trên những quy định chặt chẽ về chuyên môn. Ta chỉ có thế nói rằng, xả lũ đúng quy trình không có nghĩa là thiệt hại không xảy ra, mà có thể xảy ra nhưng hậu quả là tối thiếu. Vậy đừng nên đổ cả cho kỹ thuật xả lũ.
Anh nghĩ, trận lũ vừa rồi hậu quả là rất lớn, đó không chỉ là hệ lụy của việc xây dựng quá nhiều thủy điện, tàn phá thiên nhiên và môi trường sống, mà còn là hệ lụy của hàng loạt những hành động khác của chính chúng ta. Không nên đổ toàn bộ lỗi cho việc xả lũ của các cơ quan quản lý, bởi nếu lũ lên đến ngưỡng mà không xả sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ đập hàng loạt theo hội chứng Domino, và thiệt hại về người còn lớn hơn gấp bội con số thực tế là 30 người mà chúng ta chứng kiến, ấy là chưa kể đến những thiệt hại khổng lồ về kinh tế.
Rất tiếc, có một vài vị lãnh đạo dường như sợ dư luận nên cũng té nước theo mưa, trả lời báo chí theo sự dẫn dắt, hướng lái của phóng viên, mà không dám nêu chính kiến của mình. Anh chúa ghét loại này!
Anh tất nhiên cũng không thể đồng ý với nhận định của Phạm Chí Dũng khi đăng bài trên BBC Tiếng Việt với tựa đề: “Trách nhiệm khi xả lũ giết dân” (đọc ở đây). Cách viết bài như thế là thiếu tính xây dựng, là phóng đại sự việc để thông qua đó thóa mạ chính quyền và kích động sự nông nổi của người dân, và mở đường cho những hoạt động gây bất ổn xã hội.
Không nên quá cực đoan như thế!
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố