BÁO MỸ: MỸ KHÔNG CÒN LÀ MẢNH ĐẤT TỰ DO

Người xem: 159

Từ lâu, Mỹ vẫn luôn tự hào rằng mình là “mảnh đất tự do”, nơi mọi công dân có quyền tự do bày tỏ quan điểm cá nhân mà không chịu áp bức và là nơi người dân thuộc mọi tầng lớp đều có thể theo đuổi ước mơ của mình. Nhưng có vẻ như mảnh đất tự do giờ đã không còn.

Tượng nữ thần tự do, biểu tượng của nước Mỹ – nhưng dường như hiện nay Mỹ không còn là “mảnh đất của tự do” nữa?

Theo một bài viết của tác giả Jonathan Turley được đăng trên tờ WashingtonPost, nước Mỹ hiện giờ đã giống những nước mà vẫn bị Mỹ lên án vì thiếu tự do.

Hàng năm, Bộ Ngoại giao vẫn công bố các báo cáo về tình hình nhân quyền của các quốc gia khác, theo dõi những điều luật và qui định hạn chế nhân quyền được thông qua trên khắp thế giới. Ví dụ như Iran, đất nước này đã bị phê phán vì phủ nhận xử tử công khai và hạn chế quyền riêng tư, còn Nga thì đã bị chỉ trích vì bỏ qua các thủ tục pháp lí cần thiết. Các nước khác thì bị lên án vì dùng các công cụ bí mật và tra tấn.

Khi chúng ta công bố những nhận xét của mình về những quốc gia mà chúng ta cho là không tự do, người Mỹ sẽ vẫn tự tin cho rằng khái niệm một quốc gia tự do sẽ bao gồm chính nước mình – mảnh đất của sự tự do. Tuy vậy, kể từ sau vụ khủng bố 11/9/2001, đất nước chúng ta đã giảm sự do công dân một cách tổng thể dưới tên gọi “trạng thái tăng cường an ninh”. Ví dụ gần đây nhất là Điều luật quốc phòng quốc gia được kí ngày 31/12 đã cho phép giam giữ không giới hạn các công dân.

Người Mỹ thường tự tuyên bố với thế giới rằng quốc gia mình là biểu tượng của sự tự do đồng thời gọi các nước như Cuba và Trung Quốc vào nhóm các nước không tự do. Tuy vậy, một cách khách quan, chúng ta chỉ có thể chỉ đúng một nửa. Có thể các quốc gia đó chưa có đủ các thể chế pháp lí đảm bảo quyền tự do các nhân thế nhưng chính Hoa Kỳ hiện nay lại có nhiều điểm giống với các quốc gia đó mà không ai dám thừa nhận.

Dưới đây là 10 chính sách mà chính phủ Hoa Kỳ đã thực thi kể từ ngày 9/11/2001 khiến nước Mỹ không còn là “mảnh đất của tự do” nữa.

1/ Ám sát các công dân Mỹ

Tổng thống Obama đã làm theo người tiền nhiệm, cựu tổng thống George W. Bush khi tuyên bố mình có quyền ra lệnh giết hại bất kì công dân nào bị coi là một kẻ khủng bố hay tiếp tay cho khủng bố. Năm ngoái, ông Obama đã cho phép giết hại một công dân Mỹ là Anwar al-Awlaqi và một công dân khác. Tháng trước, các quan chức chính quyền đã xác nhận về quyền đó và cho biết tổng thống có thể ra lệnh ám sát bất kì công dân nào mà ông coi là có liên quan đến khủng bố.

2/ Giam giữ vô thời hạn

Theo một điều luật được ký vào tháng trước, những nghi phạm khủng bố sẽ bị quân đội giam giữ và tổng thống có quyền được ra lệnh giam giữ vô thời hạn những công dân nào bị buộc tội khủng bố. Chính quyền tiếp tục tuyên bố mình có thể tước đi quyền được bảo vệ của công dân một cách vô điều kiện.

3/ Xử án chuyên quyền

Hiện nay, Tổng thống có quyền quyết định một người nào đó sẽ được xét xử ở các tòa án liên bang hay tòa án quân sự, một quy trình bị toàn thế giới nhạo báng là thiếu những quy tắc bảo vệ nhân quyền tối thiểu. Cựu tống thống Bush tuyên bố mình có quyền này vào năm 2001 và Tổng thống Obama tiếp tục thực hiện.

4/ Lục soát thông tin không cần giấy phép

Hiện nay tổng thống có thể ra lệnh lục soát mà không cần giấy phép. Với quyền mới, chính quyền có thể buộc các công ty và tổ chức phải trình bày thông tin về tình hình tài chính và giao tiếp của công dân. Cựu tổng thống Bush có được quyền này năm 2001 và năm 2011 ông Obama mở rộng quyền cho phép lục soát mọi thứ từ tài liệu kinh doanh cho đến các thông tin mang tính lưu trữ.

5/ Dùng chứng cớ bí mật

Hiện nay chính phủ có thể thường xuyên dùng chứng cớ bí mật – tức chứng cớ không được công khai – để bắt giữ các cá nhân và sử dụng bằng chứng bí mật tại các tòa án liên bang và tòa án quân sự. Ngoài ra, một số vụ thậm chí còn không được đưa ra tòa.

6/ Tội phạm chiến tranh

Thế giới lên tiếng đòi những người có trách nhiệm trong vụ tra tấn nghi phạm khủng bố bằng hình thức dội nước trong thời kì chính quyền Bush, nhưng vào năm 2009 chính quyền của Tổng thống Obama tuyên bố sẽ không để CIA bị điều tra hay truy tố vì những hành động như vậy. Điều đó đã phá hoại không chỉ các quy định của pháp luật mà còn cả các nguyên tắc Nuremberg của luật pháp quốc tế. Khi các tòa án ở những nước như Tây Ban Nha tiến hành điều tra các quan chức chính quyền Bush về tội ác chiến tranh, chính quyền Obama được cho là đã thúc ép các nhà ngoại giao nước ngoài không được để vụ đó được tiến hành, bất chấp một thực tế là Hoa Kỳ đã đòi tội phạm chiến tranh ở các nước khác phải bị xét xử.

7/ Phiên tòa bí mật

Chính phủ đã tăng cường sử dụng Phiên tòa giám sát tình báo nước ngoài. Tòa án này mở rộng các quyền bí mật của mình được xét xử các các công dân có dấu hiệu trợ giúp hoặc tiếp tay cho các chính quyền hoặc tổ chức nước ngoài thù địch. Vào năm 2011, Tổng thống Obama đã tiếp tục sử dụng quyền này, và cho phép bí mật tìm kiếm các cá nhân mà họ không hề thuộc về một nhóm khủng bố nào cả. Chính quyền đã khẳng định quyền của mình được phớt lờ những qui định của quốc hội hạn chế kiểu giám sát như vậy.

8/ Miễn trừ xét xử

Cũng giống như chính quyền Bush, chính quyền Obama đã tìm cách trao quyền miễn trừ xét xử cho các công ty giúp chính quyền giám sát không giấy phép các công dân, khiến các công dân không còn giữ được quyền chống xâm phạm tự do cá nhân của mình.

9/ Tiếp tục theo dõi các công dân

Chính quyền Obama đã thành công trong việc bảo vệ lập luận của mình về việc sử dụng các thiết bị định vị GPS để theo dõi từng bước đi của các công dân mục tiêu của họ mà không cần lệnh của tòa án.

10/ Dàn xếp “phi thường”

Chính quyền Mỹ giờ đã có quyền thuyên chuyển cả các công dân Hoa Kỳ và công dân nước khác tới một quốc gia khác ngoài Hoa Kỳ theo một hệ thống được biết đến là “sự dàn xếp phi thường”, để tra tấn các nghi phạm. Chính quyền Obama cho hay không nối tiếp các hoạt động lạm dụng này từ chính quyền Bush nhưng khăng khăng duy trì quyền được ra lệnh thực hiện các vụ thuyên chuyển đó.

Một quốc gia độc đoán được định nghĩa không chỉ bởi việc sử dụng các quyền lực độc đoán mà còn bằng khả năng sử dụng chúng. Nếu một tổng thống tước đi quyền tự do hoặc mạng sống của bạn bằng quyền lực của mình, thì tất cả các quyền công dân chẳng khác gì sự tự do cá nhân có được tùy theo ý chí của nhà cầm quyền.

Sự thiếu trung thực của các chính trị gia không còn là điều gì mới lạ đối với người Mỹ. Nhưng câu hỏi thực chất là liệu chúng ta có đang tự lừa dối mình khi gọi đất nước này là “mảnh đất của tự do”?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *