Khoai@
Mưu đồ lập lại trật tự thế giới phục vụ cho mục đích bá quyền của mình, Bắc Kinh đơn phương áp đặt quyền kiểm soát đối với các vùng biển và vùng trời tại những vùng tranh chấp và thậm chí còn chồng lấn lên vùng lãnh thổ của các quốc gia khác.
Trong một động thái leo thang mới đây, Trung Quốc đã ngang nhiên thiết lập vùng “nhận diện phòng không” trên vùng biển Hoa Đông bất chấp phản ứng của Nhật, Hàn, Úc, Mỹ.
Ngay khi tuyên bố thiết lập vùng “Nhận diện phòng không“, Nhật, Hàn, Úc và Mỹ đã lên tiếng phản đối. Ngoài sự phản ứng mạnh mẽ của Úc, thì mới đây, Mỹ đã có phản ứng mạnh mẽ bằng việc đưa máy bay ném bom B-52 vào vùng này. Phản ứng này giống như một sự thách thức, đồng thời là sự thóa mạ quyền lực của Bắc Kinh.
Một số học giả Mỹ nhận định Trung Quốc không ngờ Mỹ phản ứng mạnh khi triển khai máy bay ném bom B-52 ngang nhiên bay vào vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông (ECSADIZ) do Trung Quốc thiết lập.
Trả lời AFP, nhà phân tích Dean Cheng tại Viện nghiên cứu Heritage Foundation nhận định Bắc Kinh có thể đã không đề phòng trước tình huống này. “Phía Trung Quốc hẳn không ngờ Mỹ lại phản ứng mạnh mẽ đến vậy“.
Theo ông Cheng, Trung Quốc có lẽ sẽ áp dụng một số thay đổi sau sự việc trên:
Việc Washington đã phản ứng, và phản ứng cứng rắn, gửi thông điệp thách thức rõ ràng tới Bắc Kinh như muốn nói, hãy xem này, nếu các ông còn đang tự hỏi, thì chúng tôi là một đồng minh của Nhật Bản. Do vậy đừng gây rối nữa.
Nhiều chuyên gia nhận định động thái lập ECSADIZ của Trung Quốc rõ ràng là “chĩa mũi dùi” vào tuyên bố kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tuy nhiên hành động này có thể đã phản tác dụng.
“Hành động này chứng tỏ quan điểm tiêu cực của Trung Quốc tại châu Á” – AFP dẫn lời chuyên gia Brad Glosserman, giám đốc phụ trách nghiên cứu của Diễn đàn Thái Bình Dương thuộc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề chiến lược (CSIS).
“Phía Trung Quốc một lần nữa chứng tỏ họ là kẻ thù đáng gờm nhất, buộc Mỹ và cả Hàn Quốc phải xích lại gần Nhật Bản hơn nữa”.
Ông Glosserman cảnh báo: “Nếu quân đội Trung Quốc cố gắng can thiệp vào quan hệ Mỹ – Nhật thì sẽ nảy sinh rắc rối thật sự”.
Các chuyên gia, các nhà quan sát dự báo, sau Hoa Đông sẽ là Biển Đông. Và mới nhất là sự hiện diện của tàu sân Bay Liêu Ninh cùng 4 tàu hộ tống đang mò mẫm vào Biển Đông đã nói lên nhiều điều về khả năng có những xung đột vũ trang chớp nhoáng để chiếm đảo trên vùng biển tranh chấp.
Động thái lấn lướt của Trung Quốc khiến cho các quốc gia láng giềng ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn, thay vì tin tưởng một mối quan hệ tốt đẹp đối với Bắc Kinh.
Tất nhiên, những động thái của Bắc Kinh cũng thúc đẩy sự cảnh giác của các quốc gia láng giềng, và đó cũng là những phản ứng của họ đối với hành động hiếu chiến của Bắc Kinh.
Dù sao, phản ứng của Mỹ cũng đã làm cho phía Bắc Kinh bẽ mặt.
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố