Huyền thoại đèn Đom đóm

Người xem: 2451

HUYỀN THOẠI ĐÈN ĐOM ĐÓM

1 – “ Nhớ khi xưa ông Châu Mãi Thần bắt đom đóm làm đèn đọc sách/ Mà người học trò nghèo không lỡ hội thanh vân…”

Câu ca trên là trong vở cải lương tuồng cổ tôi nghe từ thời niên thiếu nên quên mẹ tên, chỉ nhớ giọng ca của đại danh sư Minh Cảnh bất hủ, và tôi nhớ mãi

Như vậy, sự vụ “bắt đom đóm làm đèn đọc sách” thuộc về anh Châu Mãi Thần.

2 – Châu Mãi Thần, tức Chu Mãi Thần là ai?

Cũng là huyền thoại luôn.

Đời Hán Võ Đế, khoảng trước và sau công nguyên chừng 200 năm, tại đất Cối Kê – tên này cũng lừng danh có phỏng, chính là thủ đô nước Việt thời Xuân Thu – có một anh tiều phu tên là Chu Mãi Thần. Anh này tuy nhà nghèo nhưng hiếu học, dù chỉ hành nghề kiếm củi đánh giày, nhưng Mãi Thần rất chăm đọc sách, thường đêm đêm tóm đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn mà hì hục oánh vần kinh điển…

Vợ ông thấy vậy rất phiền muộn và luôn mồm than thở “ Đọc đéo gì đọc lắm, có mài ra ăn được không?”

Chu Mãi Thần mới ôn tồn trấn an vợ:

“Nàng ơi, năm nay ta đã 49 tuổi rồi, nếu siêng năng bền chí, chịu khó oánh vần thì thể nào đến 50 tuổi ta sẽ lập công danh! Nàng chịu đựng cực khổ đã lâu rồi, ta cũng áy náy lắm, thôi gắng chịu thêm một năm nữa, được không? Ta hứa sẽ không phụ nàng…”

Cô vợ nghĩ bụng, 50 tuổi là ngũ thập tri thiên mệnh rồi, hy vọng đéo gì, quân này đọc lắm chỉ chém gió phét lác là tài.

Rồi nàng dứt khoát đòi li dị, rồi nàng đi bước nữa với một anh nông dân trọc phú nhà có năm sào ruộng, thóc lúa đầy bồ, không sợ đói thối mồm…

Chu Mãi Thần âm thầm chịu đựng đau khổ, càng phẫn chí thì càng quyết tâm dùi mài kinh sử. Tất nhiên, già khắm rồi, hết tuổi thi rồi, nhưng may mắn thay có người biết ông giỏi nên tiến cử với Hán Võ Đế và ông được triệu tập vào cung… chém gió với thiên tử. Lại may nữa, Hán Võ Đế rất khâm phục tài nói phét của Mãi Thần và bổ nhiệm ngay chức quan to cho ông…

Cô vợ giờ mới ân hận, tiếc đứt ruột, bèn bỏ luôn anh trọc phú với năm sào ruộng, quay về với chồng cũ, nhưng Chu Mãi Thần đã là quan chức bố của các thể loại đại gia, đâu thèm đếm xỉa tới quân bội bạc…

Khi cô vợ đến trước dinh thự của ông, Chu Mãi Thần múc bát nước rồi hắt xuống đất, và hỏi “ Đấy, nếu nàng hốt lại được bát nước đầy như cũ, ta sẽ đón nàng về”

Người vợ cũ xấu hổ quá, cũng hết cả đường lui, bèn đâm đầu xuống sông tự tử.

Đời sau có thơ rằng:

“ Sự đời bát nước hắt đi

Làm sao vớt vát được gì nữa đây!”

2 – Quả điển tích bất hủ này lưu lạc sang dimbabuoi qua giới nhà nho, rồi được các nghệ nhân Chèo thiết kế lại thành vở Chèo nổi tiếng “ Chu Mãi Thần” và vợ ông này là nàng Thiệt Thê nên vở chèo còn có tên khác là “ Nàng Thiệt Thê”, và cũng trong vở chèo này mới có điệu hát “ Đào Liễu” lừng danh mà quân mõm bò thời hiện đại hay ca trong những bữa tiệc nhậu …

Điều đáng bàn là, rất nhiều thành ngữ quê mình có xuất xứ tào kh.ư.a, kiểu “ bát nước hắt đi” hay “ ăn ở như bát nước đầy” hay “hoa nhường nguyệt thẹn”.v.v. đều sinh ra từ thời Xuân Thu, thời kỳ hưng thịnh của văn hóa và triết học trung hoa, thời mà sách cổ gọi là “bách gia tranh minh”

Có điều, học đéo gì học mãi mà không sáng tạo!

Bởi từ đó, quân bồi bút sáng tác huyền thoại mõm vẩu là cứ rình rình lôi cú “ bắt đom đóm làm đèn đọc sách, mà người học trò nghèo không lỡ hội thanh vân … “ lặp đi lặp lại đéo thấy nhàm chán mới ghê…

Nghĩ mẹ ra chiêu gì mới hơn đi!

Kiểu hốt cứt trâu nướng làm lương khô chống đói mà chàng trai nghèo đoạt ba bằng tiến sĩ hàn lâm, chẳng hạn thế, có thấy thú vị hơn không?

P/S: Tranh vẽ minh họa cảnh Chu Mãi Thần chém gió với Hán Võ Đế.

Nguồn: Ở đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *