Khoai@
Nhân cuộc gặp của phái đoàn ngoại giao Mỹ với người nhà một số “tù nhân chính trị” ở Việt Nam, và “đối thoại nhân quyền lần thứ 26 tại Hà Nội, LS Ngô Anh Tuấn đã có phát biểu khiến dư luận quan tâm, bởi nó bộc lộ quan điểm, góc nhìn chính trị và mong muốn sự thay đổi về thể chế chính trị tại Việt Nam theo cái cách mà các thế lực thù địch vẫn cố súy.
LS Ngô Anh Tuấn tỏ ra đồng tình với BBC khi cho rằng, đối thoại nhân quyền với Hà Nội, diễn ra và kết thúc âm thầm, không hề được nhắc tới trên báo chí chính thống của Việt Nam.
Phản ứng với phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ, rằng “Mỹ vẫn lo ngại trước xu hướng ngày càng nghiêm trọng trong việc giam giữ và kết tội công dân Việt Nam vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận của họ như đã được ghi trong Hiến pháp Việt Nam.”, ông Ngô Anh Tuấn, luật sư duy nhất có mặt khi phái đoàn Hoa Kỳ gặp người nhà một số “tù nhân chính trị” nhận định: “Đây là cơ hội để Mỹ nhìn nhận lại việc cần có cái nhìn dài hơi hơn đối với nhân quyền tại một nước có chể thế rất khác biệt với họ như Việt Nam, thay vì những bước đi ngắn hạn hàng chục năm nay không có kết quả rõ rệt.”. Theo Ngô Anh Tuấn, cách tiếp cận của Hoa Kỳ để thay đổi Việt Nam đã không con tác dụng, và vì thế cần phải thay đổi trong một chiến lược dài hơi hơn.
Trước thông tin phải chăng chính phủ Việt Nam sẽ trả tự do một số “tù nhân chính trị” sau các sự kiện này, LS Tuấn nói rằng ông “không mong chờ những sự mặc cả, đàm phán nhỏ nhoi như vậy”. Không còn nghi ngờ gì nữa, Ls Ngô Anh Tuấn đang đứng trên quan điểm, lập trường của phía Mỹ để hi vọng những thay đổi lớn lao hơn về chính trị.
Dễ thấy là Ngô Anh Tuấn đồng tình với BBC cách gọi một số đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam là “tù nhân chính trị” và trên hết là ông Tuấn đồng tình với BBC quan điểm nhà nước sẽ trả tự do cho các tù chính trị sau khi phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp xúc với họ và sau khi có cái gọi là “Đối thoại nhân quyền với Hà Nội”.
Rõ ràng, quan điểm của LS Ngô Anh Tuấn, một người được đào tạo bài bản từ một cơ sở giáo dục đại học của ngành công an ở phía Nam, đã ra khỏi ngành, nay đã khác xa với quan điểm của đảng và Nhà nước Việt Nam và thậm chí là đối lập.
Sự phỉ báng vào kiến thức pháp luật của ông Ngô Anh Tuấn nằm ở chỗ, ông được đạo tạo luật tại Việt Nam, nhưng lại đi công nhận một khái niệm rất mơ hồ là “tù nhân chính trị”, mà về bản chất khái niệm này là công cụ để các thế lực thù địch chống Việt Nam lợi dụng để triển khai các biện pháp cô lập, bao vây nhằm kìm hãm sự phát triển của Việt Nam. Cần nhắc lại rằng, ở Việt Nam không có cái gọi là “Tù nhân lương tâm” hay “Tù nhân chính trị” mà chỉ có những người vi phạm pháp luật, bị điều tra, truy tố và xét xử theo các quy định của pháp luật hiện hành mà thôi.
Tôi không và ít nhất là chưa kết luận điều gì về Ls Ngô Anh Tuấn, nhưng những thay đổi về lập trường, quan điểm và cách tư duy của ông Ls này trong thời gian 2 năm qua, rõ ràng là rất đáng quan tâm vì nó đi ngược với lợi ích của đất nước, của dân tộc này.
Tin cùng chuyên mục:
Những người thầy ươm dưỡng tương lai
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện