LâmTrực@
Một người bạn mình nói, ở Việt Nam ta chuyện gì cũng có thể xảy ra, vì thế oan sai là bình thường. Ngẫm thấy đúng thật.
Chuyện là trong vụ Tiên Lãng, ông Nguyễn Tự Trọng là phó giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường bị Thành ủy Hải phòng kiểm điểm trách nhiệm oan.
Ngay sau đó, ngày 7-4-2012, ông Trọng có đơn khiếu nại gửi thường trực Thành ủy Hải Phòng về việc bị kiểm điểm trách nhiệm oan trong vụ cưỡng chế thu hồi khu đầm của gia đình ông Vươn. Trong đơn khiếu nại, ông nêu ba lý do chứng mình mình không liên quan đến vụ này:
Thứ nhất, việc giao đất (hai đợt) của UBND huyện Tiên Lãng cho hộ ông Đoàn Văn Vươn được thực hiện năm 1993 và 1997 khi ông Trọng chưa về Sở Tài Nguyên – Môi Trường.
Thứ hai, khi huyện Tiên Lãng tổ chức thực hiện quyết định thu hồi đất của ông Vươn thì ông Trọng không được biết vì mảng giao đất, thu hồi đất do ông Bùi Quang Sản, giám đốc Sở TN-MT Hải Phòng, trực tiếp phụ trách.
Thứ ba, khi UBND TP Hải Phòng có công văn gửi Sở TN-MT về việc hướng dẫn huyện Tiên Lãng thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, ông Trọng đang đi công tác tại Nhật Bản theo chỉ đạo của TP.
Ông Trọng khẳng định trong vụ việc này giám đốc Sở TN-MT là ông Bùi Quang Sản (cũng bị kỷ luật khiển trách) trực tiếp chỉ đạo, ông không được giao việc và không được thanh tra sở báo cáo lại.
Sau gần một năm kiểm tra (10 tháng), xác minh vụ việc, Thành ủy Hải Phòng kết luận ông Trọng có khuyết điểm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định nhưng chưa đến mức thi hành kỷ luật. Với kết luận trên, Thành ủy Hải phòng ra kết luận xóa kỉ luật đối với ông. Thật may cho ông Trọng, nếu không tiếng xấu cứ đeo đẳng theo ông suốt đời.
Chuyện đơn giản là thế, nhưng mình thấy băn khoăn mấy điểm như thế này:
Một là, kiểm điểm một cán bộ cấp cao của lãnh đạo Hải Phòng không thể làm cẩu thả như Hải Phòng được. Người dân cho rằng, trong vụ này ông Trọng bị kỉ luật chỉ là giải pháp xoa dịu dư luận, và rằng tại sao phải là ông Trọng mà không phải ai khác? Cho dù đúng hay không thì người dân vẫn có quyền đặt câu hỏi nghi vấn như vậy.
Hai là, Việc xác minh đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân trong một vụ việc rất đơn giản như vậy là kéo dài đến 10 tháng. Người dân sẽ đặt vấn đề, đó là oan sai với cán bộ cấp cao, chứ nếu là oan sai với người dân thì đến bao giờ người dân mới được minh oan?
Ba là, với một bộ máy hùng hậu như hiện nay (không chỉ riêng Hải Phòng) thì việc xác minh đúng sai đối với một cá nhân là quá đơn giản. Công việc xác minh này có thể chỉ cần đến 1 người làm trong vòng 1 tuần là xong, nhưng vì sao lại kéo dài đến mức đó? phải chăng là do bộ máy hành chính của cả chính quyền và đảng là quá cồng kềnh và kém năng lực? hay vì một lí do nào khác?
Bốn là, trong thời gian phải chịu “án” kỉ luật này ông Nguyễn Tự Trọng bị thua thiệt đủ đường, cả lợi ích vật chất lẫn tinh thần và kể cả con đường công danh sự nghiệp thì ai chịu trách nhiệm?
Vậy nên câu nói của ông Phó thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: “30% công chức sáng cắp ô đi, tối cắp về” là hoàn toàn đúng sự thật, và điều này như LâmTrực@ đã nói, nó còn hơn cả sự lãng phí.
Thật cay đắng.
Đã đến lúc không thể để chuyện nhầm nhọt như thế này tiếp tục xảy ra trong xã hội ta nữa.
Hy vọng thế.
Thanh Hóa, ngày 29 tháng 1 năm 2013
Tin cùng chuyên mục:
Kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
Tại sao Nga vẫn chưa đáp trả? Khi nào Nga mới áp dụng biện pháp răn đe hạt nhân như Học thuyết mới đã nói?
Công an Hà Nội lập công lớn trong cuộc chiến chống tội phạm xuyên quốc gia
Thực phẩm chức năng giả: Hiểm họa từ những lời quảng cáo thổi phồng