LUẬT HÌNH SỰ ĐỨC: TỘI PHỈ BÁNG, VU KHỐNG LÃNH ĐẠO VÀ CHÍNH QUYỀN

Người xem: 320

Cuteo@

Lợi dụng quyền tự do ngôn luận để thóa mạ chính quyền, lãnh đạo nhà nước, phỉ báng lịch sử .v.v..đã được đưa vào luật của hầu hết các quốc gia.

Ở Việt Nam, thời gian qua, đám rân trủ cuội liên tiếp có những hành vi chửi rủa nhà nước, chính quyền, xuyên tạc hình ảnh chế độ, phỉ báng lãnh đạo đất nước, thâm chí còn cuồng ngôn tới mức yêu cầu các lãnh đạo chủ chốt của nhà nước “nên ra đi”. Ấy thế mà khi có tiếng nói phản biện, đám rân trủ bầy đàn này lại lớn tiếng, đó là “quyền tự do ngôn luận”. Có trường hợp treo cờ vàng, một lá cờ của một chế độ đã bị lật đổ cách đây 38 năm, kèm theo đó là lời kêu gọi lật đổ chính quyền, mà bọn này vẫn ra rả: “tự do ngôn luận”. Có tên, nguyên là nhà báo, thậm chí là luật sư vẫn còn chày cối với lí luận ngẩn ngơ: “Không có điều luật nào cấm treo cờ ba que”, và rằng: “công dân được phép làm những gì mà pháp luật không cấm”.v.v..

Vậy xin hỏi, pháp luật không có điều nào cấm thì các người được phép làm à? Hãy tưởng tượng rằng, hàng ngày có người cầm băng rôn đứng ở cổng nhà các người và hô hào rằng các người là những thằng bán nước, làm đĩ làm điếm thì có được không? Họ cũng nói là đó quyền tự do ngôn luận thì các người nghĩ sao?

Xem ra các người khó tiến bộ, các người luôn kêu gào phương tây dân chủ hơn. Vậy nên, Cuteo@ cố gắng sưu tầm luật của một số nước cho các người tham khảo.

Đây là Luật Hình sự của Đức. Trong nội dung có một số điều quy định về những tội liên quan đến hành vi phỉ báng, vu khống lãnh đạo và chính quyền. Mời các bạn tham khảo và phổ biến.

Điều 90 Phỉ báng tổng thống

(1) Ai phỉ báng tổng thống bằng cách công khai, khi tụ tập đông người, hoặc phán tán truyền đơn sẽ bị phạt tù từ 3 tháng tới 5 năm.

(2) Trong trường hợp nhẹ tòa có thể giảm án nếu không nằm trong đối tượng vi phạm vào điều 188.

(3) Phạt tù từ 6 tháng tới 5 năm trong trường hợp vi phạm vào tội vu khống (điều 187) hoặc cố ý với mục đích nhằmmục đích gây nguy hại cho nước CHLB Đức hoặc chống lại hiến pháp.

(4) Hành vi vi phạm chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu từ tổng thống.

Điều 90a Phỉ báng chính quyền và các biểu tượng của nhà nước:

(1) Ai trong công khai hoặc phát tán truyền đơn nhằm:

1. Phỉ báng hoặc vu khống chính quyền liên bang, tiểu bang hoặc cơ quan hợp pháp.

2. Phỉ báng Màu biểu tượng, cờ, quốc huy, quốc ca của nước CHLB Đức hoặc các tiểu bang bị phạt tù tới ba năm hoặc phạt tiền.

(2) Ai lấy đi, phá hoại, làm hỏng, gây hư hại hoặc làm cho biến dạng hoặc xúc phạm vào cờ của CHLB Đức hoặc của các tiểu bang, hoặc biểu tượng quốc gia được gắn tại các cơ quan chính quyền liên bang hoặc tiểu bang cũng sẽ bị phạt. Kể cả thử làm cũng bị phạt.

(3) Nếu như cố tình vi phạm nhằm gây nguy hại tới sự tồn vong của nước CHLB Đức hoặc hiến pháp sẽ bị phạt tiền hoặc phạt tù tới 5 năm.

Điều 90b Phỉ báng có tính coi thường các cơ quan hiến pháp:

(1) Ai trong công khai hoặc phát tán truyền đơn nhằm phỉ báng cơ quan lập pháp, chính quyền hoặc tòa án hiến pháp của liên bang hoặc tiểu bang hoặc một thành viên của các cơ quan đó nhằm gây nguy hại tới nhà nước hoặc nhằmmục đích gây nguy hại tới sự tồn vong của CHLB Đức sẽ bị phạt tù từ 3 tháng tới 5 năm.

(2) Các trường hợp vi phạm sẽ được xử khi nào các cơ quan, cá nhân bị phỉ báng có yêu cầu.

Điều 187 Tội vu khống (cá nhân) và Điều 188 Vu khống và phỉ báng các chính trị gia.

(1) Ai công khai hoặc phát tán truyền đơn (§ 11 khoản. 3) nhằm bôi nhọ (§ 186) người đại diện của nhân dân, nhằm động cơ gây khó khăn cho công việc của những người bị hại sẽ bị phạt tù từ 3 tháng tới 5 năm.

(2) Tội vu khống (§ 187) với điều kiện tương tự sẽ bị phạt tù từ 6 tháng tới 5 năm.

Điều 194 Thưa kiện.

Khoản 1: Người nhục mạ chỉ bị khởi tố khi có đơn yêu cầu. Nhưng nếu hành động đó qua việc phát tán truyền đơn, công khai nhục mạ hoặc qua đài truyền thanh thì việc đệ đơn là không cần thiết, nếu người bị hại là nạn nhân của các tổ chức dân tộc xã hội hoặc các tổ chức bạo lực khác. Cơ quan pháp luật không có quyền khởi tố trong trường hợp người đại diện hợp pháp yêu cầu hủy. Đơn xin hủy sẽ không được phép rút lại. Trong trường hợp người bị hại qua đời thì người có quyền đệ đơn hoặc hủy đơn là người thân theo điều 77 khoản 2.

Khoản 2: Nhục mạ người quá cố thì người thân (theo điều 77 khoản 2) có quyền đệ đơn kiện. Nếu việc nhục mạ đó được thông qua việc làm công khai, hoặc qua truyền đơn, đài truyền thanh thì việc đệ đơn là không cần thiết, nếu người bị nhục mạ là nạn nhân của chủ nghĩa dân tộc xã hội hoặc các tổ chức bao lực khác. Cơ quan pháp luật không có quyền khởi tố trong trường hợp người đại diện hợp pháp yêu cầu hủy.

Khoản 3: Nếu người bị nhục mạ là một nhân viên chính quyền, hoặc một quân nhân đang tại ngũ thì người đệ đơn sẽ là cấp chỉ huy trực tiếp. Nếu nhục mạ một cơ quan hành chính hoặc một bộ phận thì người đứng đơn là đại diện của cơ quan đó. Điều đó áp dụng cho các tôn giáo và chính quyền.

Khoản 4: Nếu nhục mạ một cơ quan lập pháp của liên bang hoặc tiểu bang, hoặc một hội đoàn họat động theo bộ luật này thì việc truy tố chỉ được tiến hành khi có yêu cầu của bên bị hại. 

Đó là “tự do ngôn luận” kiểu Tây Phương, các người đọc đi, động não đi. Đọc rồi đừng có lòe bịp người dân rằng nước này thế nọ thế kia. 

Đừng có dốt lại còn tỏ ra nguy hiểm!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *