Vụ Ông Chấn: PHẢI NHÌN NHẬN CHO CÔNG BẰNG

Người xem: 224

Khoai@

Đọc bài của nhà Lạnh về vụ ông Chấn ở Bắc Giang làm suy tư lắm. Có lẽ chúng ta nên công bằng để nhìn nhận vấn đề.

Anh thật, vụ anh Chấn ở Bắc Giang như một vết dao cứa vào cái cơ thể tư pháp nước nhà. Phải nói thẳng là đau, đau lắm. Cái vết thương sâu tới độ chưa biết bao giờ mới lành, cái sẹo dài chắc chắn sẽ chẳng có bác sĩ thẩm mĩ nào có thể làm phẳng phiu như thủa ban đầu. Thế nên, cái nhìn của thiên hạ dường như đã được đóng đinh, đóng cột về thói hư tật xấu của ngành tư pháp khó mà thay đổi.

Vẫn biết là bộ máy tư pháp ở đâu cũng thế, vẫn chỉ là con người, mà đã là con người thì sai sót là khó tránh khỏi. Nhưng cái sai này sao khó dung thứ đến thế?


Mà tại sao án oan lại xảy ra ở Bắc giang nhiều thế?

Chuyện ông Chấn bóc lịch oan 10 năm lận là có thật, cho dù cho đến lúc này chưa có Tòa nào tuyên ông vô tội cả. Nhưng anh tin ông Chấn bị bị oan. 

Chính sự kiện ông Chấn lại có giá trị lay động hàng triệu trái tim lãnh cảm, băng giá trước những nỗi đau của thân phận con người, và cũng chính nó hối thúc quyết liệt cho một cuộc cách mạng cải cách tư phá thực sự, ngõ hầu đổi thay lối làm việc của cả bộ máy công quyền chứ không chỉ là cơ quan tư pháp.

Nhiều người đã ngay lập tức quay sang chỉ trích cơ quan điều tra, cơ quan tố tụng và thói thờ ơ lãnh cảm của quan chức xứ ta. Điều đó đúng, nhưng có lẽ cần hơn là sự đúng mực. Chỉ có sự đúng mực trong góp ý, phê bình mới đem lại hiệu quả cho sự phát triển.

Khỏi phải nói thì ai cũng biết, việc ép cung, bức cung, mớm cung và nhục hình trong hỏi cung bị can là điều cấm kỵ trong mọi xã hội, nhưng ở vụ ông Chấn, tôi dám chắc điều này đã xảy ra. Nếu không thì làm sao ông có thể tự nguyện vào tù? Tất nhiên, khi sự việc đã xảy ra, những người liên quan chối phắt những việc mình đã làm cũng là chuyện bình thường, và âu đó cũng là một phản xạ tự vệ của một người bình thường. Chính vì thế các điều tra viên phủ nhận việc ép cung ông Chấn, anh cho rằng chả có gì là lạ. Có điều, cần lắm những người có thực quyền, thực tài và thực tâm để làm rõ đen trắng trong vụ việc đáng xấu hổ này.

Rất không nên có cái nhìn bi quan, càng không nên có thái độ mỉa mai, miệt thị các cơ quan tư pháp theo kiểu: “Nhân cái sự vụ Chấn, “10 niên tù oan” bất giác phát lộ ra sự thực (mà nhiều người biết nhưng nói đéo có bằng cớ) rằng Công An xứ thiên đường ta vì nhân dân phục vụ, dũng cảm quên thân đến nỗi: tra tấn, ép cung nghi can giết người“; hoặc: “Oh, không sao người ta gọi đó đấu tranh khai thác tội phạm, hay thuật ngữ chuyên môn đéo gì đó, mình không nhớ!Lực lượng nắm trong tay công lý và thực thi pháp luật rốt lại có kẻ: đổi trắng thành đen, tống người vô tội vào tù khiến chân lý đảo điên, pháp luật trắng đen lẫn lộn. Điều oái oăm thay kẻ đó lại thăng quan tiến chức, có khi còn nhận bằng Học tập làm theo cũng nên“? Thử hỏi mỉa mai thế để làm gì nếu không phải là có ý xấu, và mỉa mai thế liệu có đem lại sự công bằng cho ông Chấn và những người khác tương tự? Anh cho là không, hoàn toàn không!

Hẳn các bạn sẽ đồng ý với anh rằng, trong môi trường sống của chúng ta, chuyện giết người, trộm cắp, hiếp dâm, gian lận, lừa đảo, trốn thuế..xảy ra hàng ngày, hàng giờ (mở báo hàng ngày là thấy), mà thực tế có bao nhiêu vụ thì các cơ quan tư pháp phải vào cuộc bấy nhiêu vụ. Nói như thế để thấy rằng, chỉ một năm họ phải gánh vác trọng trách làm rõ cả tỉ vụ mà hầu hết là thành công, và hẳn nhiên sẽ còn những vụ không thành công hoặc sai sót. Vụ ông Chấn rất tiếc lại rơi vào trường hợp xấu. 

Vậy nên một câu hỏi lớn đặt ra là liệu chúng ta có công bằng khi lấy một vụ cá biệt để phủ nhận sạch trơn những gì mà cơ quan tư pháp đã đạt được? 

Hãy cẩn trọng xem lại đi, nếu như tư pháp nước nhà không tốt làm sao giữ được thể chế chính như hôm nay? Thử hỏi các bạn, Bạo loạn Đồng văn với hoạt động phỉ cướp chính quyền, hoạt động của FULRO ở Tây Nguyên với âm mưu lập nhà nước Đề Ga độc lập có đáng sợ không? Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh, Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh lập hẳn căn cứ ở Thái Lan, chiến khu ở trong nước với rồi đưa lực lượng vũ trang xâm nhập cướp chính quyền có đáng sợ không? Lý Tống về nước cướp máy bay và hoạt động khủng bố; Lê Quốc Quân cho đám vong nô về nước quăng lựu đạn trên bến Bạch Đằng có làm các bạn yên lòng không? Thế rồi, vụ ép cô Minh Phượng, vụ Nguyễn Văn Mười Hai (nước hoa Thanh Hương), vụ 1000 cây vàng ở Đồng Nai, và cả tỉ vụ tham ô, lừa đảo, cố ý làm trái…nếu không được phanh phui phát giác liệu có làm chao đảo xã hội không? Các bạn trả lời đi, ai đã làm rõ nhưng câu chuyện trong bóng tối đó nếu không phải là các cơ quan tư pháp Việt Nam? Và liệu chúng ta có bình yên mà ngồi đây làm anh hùng bàn phím, chém gió ào ào khi tội phạm ma túy, giết người luôn rình dập? khi mại dâm, đĩ điếm luôn trực chờ trước ngõ và có thể leo lên tận giường ngủ của các bạn?

Anh không có ý khen một cách quá đáng, mù quáng cho các cơ quan điều tra của Việt Nam, nhưng làm được như họ kể ra cũng là quá tốt. Tất nhiên, việc họ làm chưa tốt anh sẽ góp ý, việc họ làm sai anh sẽ lên án trên tinh thần xây dựng.

Thực ra, ở đâu cũng thế chuyện sai sót là khó tránh, và chuyện cố tình làm sai cũng không phải là hiếm. Chúng ta chưa biết động cơ thực sự dẫn đến việc các ĐTV ép cung đối với ông Chấn (nếu có), và chúng ta mong mỏi câu chuyện này sớm được làm rõ. Nhưng không vì vụ ông Chấn mà ta mất niềm tin vào công lý, và càng không vì vụ ông Chấn để chụp mũ rằng họ kém cỏi, hay phủi tay với những gì mà các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật đã làm được. Rất không nên phát ngôn thế này: “Thằng nớ là đảng viên nhưng mà nó tốt”. Nói thế là đểu giả.

Nhìn nhận công bằng về sự vụ mới là có văn hóa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *