Cuteo@
Phong trào con đường Việt Nam của nhóm Lê Thăng Long tán phát trên mạng cách nay cũng đã lâu nhưng thực tế nó đã chết ngay từ khi khai sinh. Điều đọng lại là cái tên Lê Thăng Long và cái tên của phong trào trùng hợp với cuốn sách “Con đường Việt Nam” của Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Sỹ Bình và những người đồng tác giả.
Đã có nhiều ý kiến về Bản tuyên ngôn Phong trào “con đường Việt Nam” của Lê Thăng Long. Khách quan mà nói, nó quá đơn giản, như một bức tranh viễn tưởng huyễn hoặc không có hình hài, và nếu nhìn kỹ thì nó chỉ là việc nhặt nhạnh, gom góp, xào xáo lại những ý chính của các phong trào tương tự trước đó. Đọc kĩ, sẽ thấy đó là mớ hỗn độn, lổn nhổn các ý tưởng của kẻ tâm thần phân liệt. Đó chính là biểu hiện tư duy chính trị của Lê Thăng Long.
Nhiều người cho rằng, Lê Thăng Long có vẻ khùng điên, hoang tưởng. Tất nhiên, nhận xét trên là có cơ sở.
Việc Phong trào Con Đường Việt Nam lấy tiêu chí bảo vệ “quyền con người” làm mục tiêu hàng đầu không có gì mới mẻ. Lê Thăng Long không cần nói thì nhà nước Việt Nam cũng đã nhấn mạnh và thực thi. Không nói đến các tổ chức dân chủ nhân quyền thế giới mà ngay tại VN, Đảng CSVN cũng đã chú trọng vấn đề “Quyền con người”. Nhân quyền đã được công bố từ Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Việt Nam, tại Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Điều này được nói rõ trong Hiến pháp 1992. Và Hiến pháp hiện hành 2013 của Việt Nam cũng đã hiến định tất cả các quyền thiêng liêng này của người dân Việt Nam.
Thời gian qua đã có rất nhiều tổ chức, phong trào, hội nhóm núp dưới nhiều danh nghĩa khác nhau ra đời, nhưng rồi cũng tự tan rã. Mà nếu tổ chức hay hội nhóm nào đó có hoạt động lật đổ chính quyền hoặc không muốn lật đổ chính quyền mà chỉ tạo cớ để cho người khác xuyên tạc, quốc tế hóa vấn đề, gây mất ổn định xã hội thôi, chắc chắn sẽ bị đập tan ngay. Về nội dung này, ông Nguyễn Thanh Giang nhận định:
Việc ra đời tổ chức chính trị đối lập với đảng CSVN của Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim vừa manh nha đã bị chính quyền bóp chết từ trứng nước.
Hãy nhìn lại, cái gọi là “phong trào zân chủ” trong nước thời gian qua sẽ thấy tương lai của các phong trào tương tự. Tuy họ có giương biểu ngữ “nhân quyền” nhưng lại được tiến hành bởi một đám đông với thành phần ô hợp gồm thảo khấu chính trị, lưu manh đường phố kết hợp với phương thức đấu tranh kiểu lưu manh, la ó, gào thét, vu cáo và ăn vạ chính quyền thì tất yếu không được người dân ủng hộ. Mặt khác, dù không cần đến sự tác động của chính quyền, thì hiện tượng đấu đá tranh dành quyền lợi lẫn nhau ngya trong nội bộ “tổ chức” đã dẫn đến phong trào tự chết yểu.
Thực tế, dù có Phong trào Con đường VN thì cũng không có gì hứa hẹn bởi nó viển vông, nhảm nhí như trò trẻ con. Ông Lữ Phương nhận xét:
…tìm hiểu hiện tượng hàng loạt những tổ chức ra đời cùng tính chất với “Khối 8406” anh vừa hỏi: Chỉ với một số người cùng với mấy cái PC nặn ra một tuyên ngôn kêu gọi đa nguyên, đa đảng gửi lên mạng toàn cầu là đã có thể khai sinh cho một số tổ chức mệnh danh dân chủ…Tình hình mới khởi đầu nhưng dường như không hứa hẹn điều gì đáng phấn chấn ngoài sự ồn ào trên các website đấu đá ở hải ngoại.
Lữ Phương
Trong khi những “nhân vật chính” hiện đang ngồi tù, chỉ có duy nhất con người “anh hùng, xin nhận tội, khoan hồng, khai báo thành khẩn, lập công chuộc tội” được giảm án 2 năm khi xét xử, được ra trước thời hạn 6 tháng. Vừa ra trại 06 ngày đã tạo scandal gây ồn ào trên mạng, công bố phong trào Con đường VN. Việc công bố này có nhằm mục đích gì không? Lê Thăng Long từng phát biểu rằng có sự đồng ý, bàn bạc với Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức. Nhưng nội dung của Phong trào Con đường Việt Nam không ăn nhập gì so với cuốn sách “Con đường Việt Nam”. Mặt khác, Lê Thăng Long khẳng định:
Phong trào Con Đường Việt Nam không phải là một tổ chức; nó không có điều lệ, không có bộ máy thường trực hay qui chế hội viên.…Những ai chia sẻ với những mục tiêu của phong trào và tham gia vào hoạt động của nó sẽ đều là thành viên….Phong trào Con đường Việt Nam không tranh đấu vì bất kỳ chủ thuyết chính trị, tư tưởng hay chủ nghĩa nào. Phong trào Con đường Việt Nam không phải là một đảng chính trị hoạt động nhằm tìm kiếm nhiệm kỳ cầm quyền tại Việt Nam nhưng sẽ ủng hộ bất kỳ đảng phái nào bảo vệ và tôn trọng quyền con người ở Việt Nam, và ngược lại sẽ phản đối bất cứ tổ chức, đảng phái nào đi ngược lại nguyên tắc này.
Điếu này cho thấy Phong trào Con Đường Việt Nam không bằng một cái “chợ”. Vì cái chợ còn có những quy chế, quy định của nó, có trật tự, có sự ràng buộc và trách nhiệm. Vì thế, giới zân chủ Hà Nội, Sài Gòn vẫn nhếch mép cười đểu cho rằng, phong trào này chỉ dành riêng cho Lê Thăng Long với đầu óc hoang tưởng bệnh hoạn mà thôi.
Theo nhận định của nhiều “nhà zân chủ”, ngày mà Lê Thăng Long công bố con đường Việt Nam đã “hữu ý” khẳng định thêm tội trạng cho Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung vì đã bàn bạc cùng nhau tiếp tục hoạt động chống chính quyền. Và nay, Lê Thăng Long xin rút ra khỏi Phong trào con đường Việt Nam, với lời lẽ “khiêm nhường” so với Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức chính là động thái xoa dịu tình trạng mâu thuẫn đã có trước đây.
Mời xem bài bên Blog Bần Cố Nông:
Mấy ngày nay thế giới ảo lại một phen dậy sóng, hoài nghi khi người khởi xướng Phong trào Con đường VN tuyên bố từ bỏ đứa con tinh thần của mình để… xin gia nhập vào Đảng CSVN.
Tuy lời văn hơi luôm thuộm, ý tứ diễn đạt không thanh toát, nhưng người đọc có thể hiểu được thái độ dứt khoát của anh là: Đứa con tinh thần của anh nói trên nay đã đủ lông, đủ cánh và có thể được người khác đủ tâm, đủ tâm hơn lèo lái, dẫn đắt… còn anh tiếp tục chọn một hướng đi mạo hiểm mới là tự nguyện làm trung gian hòa giải giữa các tổ chức “đối lập chính trị” với Đảng CSVN, thậm chí anh còn kỳ vọng sự có mặt của anh trong đội ngũ đảng viên Đảng CSVN sẽ làm thay đổi về chất đối với Đảng CSVN như Nguyễn Tiến Trung trước đây đã từng tuyên bố.
Chúng ta sẽ đặt niềm tin gì khi quan sát cách hành xử của anh?
Sau đây là quan điểm của một người quan tâm, hy vọng bạn đọc của Bần tham khảo và có thêm những cách đánh giá khác, để vụ việc được nhìn nhận một cách thấu đáo hơn.
Tham khảo:
LÊ THĂNG LONG XIN VÀO ĐẢNG CSVN: CÚ SỐC VỚI GIỚI ZẬN CHỦ
Sau Nguyễn Chí Đức – Donghailongvuong Mới, thêm một thành viên của “Mạng lưới Blogger Việt Nam”, người sáng lập “Phong trào Con đường Việt Nam” tuyên bố ra khỏi tổ chức do chính ông ta sáng lập và xin vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lý do ly khai tổ chức PTCĐVN được ông Lê Thăng Long đưa ra là: ông không muốn chính quyền cho ông là “lực lượng đối lập” và muốn giúp Đảng cải cách, PTCĐVN đã mạnh rồi và hiện đã có Lê Công Định hơn hẳn ông ta về đẳng cấp, muốn thành lập “liên minh dân chủ – nhân quyền – yêu nước Việt Nam” làm kênh trung gian kết nối “lề trái” và “lề phải” và muốn truyền tải thông điệp tới “các bạn dân chủ” là “đừng tự rơi vào một kiểu cực đoan kiểu mới”.
Đọc những lý do này, có thể hiểu rằng, ông Lê Thăng Long vừa muốn chứng tỏ ông ta là người yêu nước thực (muốn phát huy truyền thống của gia đình), muốn làm người hòa giải các phe nhóm, không ủng hộ sự cực đoan của giới zận chủ. Song mâu thuẫn ở chỗ, ông ta là người sáng lập ra PTCĐVN, từng muốn làm “thủ lĩnh phong trào dân chủ” khi khởi xướng PTCĐVN, nay muốn làm lãnh tụ trong Đảng CSVN song lại có thái độ tự ti, cho rằng mình chỉ đáng “rửa chân” cho Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức?
Dù chưa hiểu thực chất vì sao Lê Thăng Long lại có quyết định này, nhưng đây thực sự là cú sốc, gây phẫn nộ cho giới zân chủ. Trong khi bọn chúng đang kêu gọi phong trào bỏ đảng thì Lê Thăng Long làm điều ngược lại, như cú tát, như cây gậy chọc thẳng, đánh khựng đoàn xe hào hứng. Khi bọn chúng quay sang chiêu bài nhân quyền mà ông Long đã khởi xướng món nhân quyền hơn 1 năm nay trong sự dè bỉu về sự hoang tưởng của đồng bọn thì nay ông ta tuyên bố từ bỏ nó và gọi đồng bọn là những kẻ cực đoan.
Dựa trên cách thức phản ứng và lý do nêu trong bài viết, xâu chuỗi hoạt động của ông này từ trước đến nay, có thể nhận định một số lý do khiến ông ta tuyên bố dứt tình với PTCĐVN, có thể là:
– Nhận thấy bị mất khả năng kiểm soát PTCĐVN vì số trong nhóm đã bu quanh Lê Công Định, điều này thể hiện rõ qua lý do thứ hai. Phải chăng Định ra tù, được đồng bọn trong nhóm tôn sùng, muốn Định làm thủ lĩnh, gạt Long ra rìa nên anh ta tuyên bố ra đi, làm thủ lĩnh nhóm mới cho thỏa cơn ghiền “thủ lĩnh”?
– Nhận thấy PTCĐVN hay bất cứ hội nhóm zân chủ nào trong nước hiện nay đều sẽ thất bại, không có cơ may, khe cửa hẹp nào thành công nên cần dứt bỏ để tìm hướng đi khác.
– Thất vọng về giới zận chủ sau một thời gian tham gia, nhận thấy đây chỉ là đám cực đoan, cơ hội sẽ chẳng mang lại điều gì tốt đẹp cho đất nước, chẳng làm nên trò trống gì nên muốn đi tìm con đường mới, hướng đi khác (tâm lý này có vẻ khác giống với sự “nhận thức lại” giới zận chủ của ông Nguyễn Chí Đức sau thời gian dành hết tâm huyết, nhiệt huyết nhưng vỡ mộng)?
– Không muốn phản bội truyền thống gia đình yêu nước, không muốn đất nước rơi vào chiến tranh, chỉ muốn chuyển đổi hòa bình, muốn là người công bằng không nghiêng về phe phái nào (đây khả năng là trạng thái phái sinh sau khi nhận thấy điểm yếu, hạn chế, thất bại tất yếu của đám zận chủ, bi kịch cá nhân nếu cứ lún sâu vào hướng hoạt động này…).
Dù là lý do nào, nhưng việc “thủ lĩnh” Lê Thăng Long rút khỏi PTCĐVN xem như báo hiệu “cái chết lâm sàng” cho nhóm này, giống như Nguyễn Chí Đức tẩy chay nhóm “Mạng lưới Blogger Việt Nam”. Sự tồn tại dật dờ của những nhóm này đang báo hiệu sự “chuyển đổi” thất bại khuynh hướng hoạt động tiếp theo của cái gọi là “phong trào dân chủ Việt nam”
————-
Còn đây, ông Nguyễn Quang Lập, chủ blog Quê Choa, sau khi đọc bài “Ông Lê Thăng Long tuyên bố muốn gia nhập đảng CSVN” của Hòa Ái đăng trên RFA đã phải có nhận xét thế này:
Từ khi ông Lê Thăng Long ra tù, phất cao ngọn cờ Con đường Việt Nam, tung ra danh sách hơn 200 nhân sĩ trí thức đi theo Con đường Việt Nam khiến nhiều người có tên phải ngạc nhiên và nổi giận, tui đã nhận ra tính hoang tưởng của “ông cách mạng” này. Tui đã có bài viết về chuyện này. Đến khi nghe ông nói ông muốn làm thủ tướng, muốn làm tổng bí thư để cứu đất nước thì thiên hạ giật mình ngơ ngác té ra ông Lê Thăng Long là “ông AQ” chứ không phải ” ông cách mạng”. Còn tui bỗng thở phào nhẹ nhõm, từ lâu mình đã có quyết định tránh xa cái ông Lê Thăng Long này, té ra đó là một quyết định cực kì chính xác, he he!
Vậy, Lê Thăng Long có phải là một gã Hoang tưởng chính trị không nhỉ?
Tin cùng chuyên mục:
Kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
Tại sao Nga vẫn chưa đáp trả? Khi nào Nga mới áp dụng biện pháp răn đe hạt nhân như Học thuyết mới đã nói?
Công an Hà Nội lập công lớn trong cuộc chiến chống tội phạm xuyên quốc gia
Thực phẩm chức năng giả: Hiểm họa từ những lời quảng cáo thổi phồng