GẦU DAI VÀ BỨC ẢNH BỊ CẮT XÉN

Người xem: 185

LâmTrực@

Bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh tát nước giúp dân ở Thường Tín vào năm 1958 phổ biến ở Việt Nam đến nỗi bất cứ ai đã học qua phổ thông đều thấy nó thân quen. Hiển nhiên là ai cũng hiểu ý nghĩa chân thực của bức ảnh đó!


Mấy hôm vừa rồi, trên một số trang mạng, nhân chuyện bình phẩm về bức ảnh trồng cây của lãnh đạo đảng và nhà nước, một số cây viết quay sang bình phẩm bức ảnh Bác Hồ tát nước bằng gầu dai. Đã có rất nhiều lời bình, nhưng tại một số trang lại cắt xén bức ảnh, và có lời bình xuyên tạc với mục đích hạ bệ lãnh tụ dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. 


Trước hết phải khẳng định rằng đó là bức ảnh chân thực về việc Chủ tịch Hồ Chí Minh lao động cùng với người dân mà không hề có sự dàn dựng nào cả.

Bài của Kami có tiêu đề “Dân  bây giờ ghê gớm lắm” đăng trên trang Quê Choa của Nguyễn Quang lập viết:

…có một facebooker treo lên một tấm ảnh tư liệu cũ: Chủ tịch Hồ Chí Minh tát nước chống hạn với bà con nông dân ở Thường Tín, Hà Đông ngày 12-1-1958. Tấm hình này thì chắc chắn 100% những người ở độ tuổi U40 trở lên thì ai ai cũng biết (xem hình) và đã từng khâm phục sự gần dân của Bác Hồ. Và chắc chắn ai cũng nghĩ đây là hình ảnh trung thực, không hề có sự bố trí, chuẩn bị hay đóng kịch.
Nếu facebooker nói trên không đặt câu hỏi hóm hỉnh dưới tấm hình rằng: “Bác Hồ đang tát nước vào ai?”, thì chẳng ai biết Bác Hồ của chúng ta cũng là một diễn viên bất đắc dĩ hoàn toàn không như NV. Nguyễn Thông khẳng định và như chúng ta nghĩ về Bác. Bạn hãy bình tâm và trả lời câu hỏi “Bác Hồ đang tát nước vào ai?” sau khi xem xét kỹ tấm ảnh ở mọi góc độ, kể cả sereach để tìm hiểu xem tấm hình đã được đăng trên Báo Tuổi trẻ có bị sửa đổi bằng photo shop hay không?
Tôi xem tấm ảnh trên và nhận xét rằng, Bác Hồ của chúng ta đang tát nước bùn đen vào các chiễn sĩ bộ đội tham gia giúp dân tát nước dọc sông Hòa Bình (theo báo Tuổi trẻ). Không nhẽ một vị lãnh tụ của nhân dân lao động lại có việc làm vô cảm như thế: Tát nước vào nhân dân?. Do đó lời giải thích đúng đắn nhất sẽ là: tấm hình ấy cũng chỉ là tư liệu ghi lại thời khắc Bác Hồ diễn kịch, nhưng vớ phải tay đạo diễn tồi. Vì từ xưa đến nay khi xem các hình ảnh của Bác Hồ thì ai ai cũng dành cho Bác sự kính trọng và tin Bác không diễn kịch hay dàn dựng nên không ai để ý sơ xuất này.

Đây là một lời bình thiếu trong sáng với thâm ý, Bác Hồ làm việc đó chỉ là diễn theo một kịch bản định sẵn và rằng nó chỉ là căn bệnh hình thức như một số người trồng cây nhân dịp tết Nguyên đán vậy. Đã vậy, bài viết còn khơi mào cho những bình phẩm xuyên tạc bằng cách hỏi: Bác Hồ tát nước vào ai? Đây là một chiêu trò không mới nhằm bôi nhọ lãnh tụ dân tộc.


Trong khi ấy, Hiệu Minh với cái nhìn khách quan và sự công tâm, đã viết trong bài “Tát nước gầu dây” như thế này:

Trở lại ảnh Cụ Hồ khi tham gia tát nước chống hạn với bà con nông dân ở Thường Tín, Hà Đông ngày 12-1-1958. Chắc chắn đây là ảnh trung thực, không hề có sự bố trí, chuẩn bị hay đóng kịch.Trong ảnh chắc chắn Cụ Hồ đang chỉ cho nhiều người hiểu rằng công việc tát nước không phải là dễ. Người cầm dây gầu phía đối diện, còn để tréo dây, tư thế tay và đứng như thế, làm sao múc được nước, mà vội suy luận “Tôi xem tấm ảnh trên và nhận xét rằng, Bác Hồ của chúng ta đang tát nước bùn đen vào các chiễn sĩ bộ đội tham gia giúp dân tát nước dọc sông Hòa Bình “.
Cụ Hồ đang hướng dẫn tát nước (?). Ảnh: Internet
HM Blog. Bạn đọc lưu ý, trong ảnh trên, phần mương khá rộng, đủ để biết là cái sòng cụ đang lấy nước vào gầu là có nước chứ không phải bùn. Không hiểu do vô tình hay cố ý, người ta đăng ảnh trên các báo lại cắt mất phần mương đầy nước, gây cho người xem có cảm giác cụ đang tát bùn.


Bức ảnh đã bị cắt phần mương có nước.
Ảnh này còn bị cắt nhiều hơn. Ảnh: trong bài của Kami “Dân bây giờ ghê gớm lắm”. Tạm gọi là: ảnh số 1
Cụ Hồ THAM GIA tát nước chống hạn, không có nghĩa trong ảnh này thể hiện Cụ ĐANG tát nước, mà đúng hơn Cụ ĐANG HƯỚNG DẪN tát nước. Việc gì ra việc đó, thì sự hòa giải, đoàn kết người Việt Nam chúng ta chắc chắn hanh thông.

Đây có lẽ cũng là kết luận của entry này, bởi bác Tổng Cua (Hiệu Minh) đã có cái nhìn khách quan về một bức ảnh.


Đọc tiếp những bình luận trên Hiệu Minh, tôi thấy rất nhiều điều bổ ích về bức ảnh. Một khách gửi một tấm hình như thế này, tạm gọi là: ảnh số 2.



Vị khách đó chú thích rằng, vòng đỏ là chỗ nước hắt vào. Một anh cán bộ đứng bên phải đang phải nép vào anh mặc đồ trắng. Đây là bức ảnh đen trắng nên cái khe nước không thể hiện rõ do góc chụp không được tốt.


Các bạn có thể so sánh bằng mắt thường sự giống và khác nhau giữa ảnh số 1ảnh số 2 để thấy, ảnh bị cắt xén rất dễ bị lợi dụng, xuyên tạc vào mục đích xấu.

Dưới đây là đường link của bài báo nói về việc cụ Hồ tát nước trong bức ảnh, được đăng trên Tuổi trẻ:


Trích trên tuổi trẻ:

Mọi người ngạc nhiên, mắt hướng về phía cụ. “Bác Hồ! Bác Hồ!” – bà con, thanh niên trong thôn nhận ra Bác reo lên vui sướng. Bác không vào ủy ban xã mà xắn cao quần, tự tay xách dép đi thẳng ra cánh đồng Quai Chảo. Mọi người đề nghị lấy đất khô rải đường cho đỡ trơn để Bác đi. Bác không đồng ý mà nhanh nhẹn lội luôn xuống ruộng.Khi đến tàu tát gàu giai của cụ Ngô Văn Lan, Bác nói cụ Lan tạm nghỉ để Bác tát. Người nói: “Tôi tuy xa công việc nhà nông mấy chục năm nay nhưng tát nước thì vẫn nhớ”. Một số đồng chí muốn được cùng tát đôi với Bác, nhưng Người đã đề nghị một đồng chí lãnh đạo của Hà Đông có mặt lúc ấy tát cùng. Thấy đồng chí này có vẻ lóng ngóng, Bác hướng dẫn: “Phải kéo bằng dây trên, đổ bằng dây dưới”. Trong tư thế vững chãi của người tát gàu giai có kinh nghiệm, Bác thả gàu vục nước đổ nước một cách thuần thục không khác một nhà nông.Đây là đoạn mô tả cụ Hồ đang hướng dẫn đồng chí đối diện tát gầu dây.Cái ảnh có anh đang bị xoắn dây minh họa rất rõ.

Công bằng mà nói, bức ảnh đăng trên trang Tuổi trẻ đã bị cắt xén bớt phần hình có nước, và nhìn cái ảnh bị cắt xén thì gần như đúng là cụ Hồ có thể múc bùn lên. Tuy nhiên, tấm ảnh gốc thì lại thể hiện khá rõ ràng cụ Hồ đang múc nước. Cái gầu khi nghiêng làm nước tóe ra, đồng thời có dòng nước chảy ngược xuống, đó là lượng nước rơi vãi khi không qua được bờ đắp bên kia và bị chảy xuống theo con lạch dốc (Xem ảnh số 2). Vậy nên, cùng là một tấm ảnh, khi nó bị cắt xén, hoặc do sơ xuất của khâu biên tập, nếu được đăng tải sẽ trở thành vấn đề tranh cãi. Trong bức ảnh trên Tuổi trẻ, những kẻ lợi dụng đã xuyên tạc Bác Hồ múc nước thành múc bùn và suy diễn ra là giả tạo.


Sau đây là một loạt bức ảnh thể hiện sự vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.























Ngắm những tấm ảnh trên liệu có ai dám xuyên tạc?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *