Sự lộng ngôn của nhóm người tự xưng là “Cựu tù nhân lương tâm”

Người xem: 282

Gần đây, một số người tự xưng khơi khơi là những “Nhà này, nhà nọ” chém vè, chém gió ào ào trên các mạng xã hội, kêu gọi lập hội, kéo bè… để thể hiện cái ta đây là những “Nhân sĩ”, “Ái quốc” theo cái gọi là “Trào lưu tự sướng” đã có những bài viết có nội dung xuyên tạc, kích động, thóa mạ những thành tựu mà toàn thể dân tộc Việt Nam đã đạt được kể từ khi công cuộc đổi mới được tiến hành.

Không những thế họ còn kết bè kiểu “Mèo mả, gà đồng” thành lập hội này nọ, ra những cái gọi là như “Tuyên ngôn”, “Thông cáo” nghe như là một tổ chức có tiếng nói trọng lượng ở trong nước, là đối trọng với Đảng cầm quyền trong nước hòng lừa bịp những người thiếu cập nhật thông tin, và lừa bịp bà con kiều bào ở xa tổ quốc hòng kiếm sự tài trợ, đó là những kẻ có tư tưởng ảo vọng, cấu kết với các phần tử ở nước ngoài chống đối lại Nhà nước Việt Nam. Làm như vậy là ảnh hưởng đến hình ảnh của người Việt Nam ở nước ngoài đồng thời đi ngược lại sự phát triển của đất nước và chia rẽ, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc giữa người Việt Nam đang sống ở nước ngoài với người Việt Nam ở trong nước. Hành vi bất minh đó đáng bị lên án và vạch mặt đó là Tuyên bố này được đưa ra tại Việt Nam ngày 18 tháng 02 năm 2014 của một nhóm người với cái nhân xưng rất chi là cải lương, trong lời tuyên bố có viết: “Chúng tôi trân trọng tuyên bố chính thức thành lập Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam” !? Nói bộc toạc ra thực ra đó là hội “68 tên tội phạm” thì đúng nhất bởi vì danh sách “68 Hội viên” ký tên kêu gào đồng bào ở hải ngoại và các tổ chức ngoại bang can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam thì nó đã sực mùi “Cõng rắn cắn gà nhà” của băng, nhóm này.Một điều nực cười là những tên “Tội phạm” này lấy tư cách gì mà đòi “Đại diện” cho dân tộc Việt Nam, lấy tư cách gì mà yêu cầu nhà cầm quyền phải làm thế này, phải làm thế kia theo yêu sách mang hơi hướng “Tâm thần” như: “Mọi tù nhân phải được đối xử như những con người, phải được các tổ chức nhân quyền trong và ngoài nước theo dõi chế độ giam giữ họ” hay như “Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam đấu tranh cho một nền pháp chế biết đề cao nhân phẩm, tôn trọng nhân quyền, thăng tiến tự do, xây dựng dân chủ theo các chuẩn mực quốc tế, văn minh của nhân loại, được biểu đạt trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và hai Công ước Quốc tế về các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội”….v..v đại loại là như vậy.

Một số cơ quan, tổ chức nước ngoài và blogger cố tình “té nước theo mưa” xuyên tạc Nhà nước Việt Nam đã “tiếp tục sử dụng các điều luật về an ninh quốc gia để hạn chế các quyền dân sự, chính trị, quyền tự do ngôn luận, tự do. Trước đó, các phương tiện truyền thông Việt ngữ ởphương Tây và nhiều blogger “lề dân” đã từng bênh vực cho các tội phạm mà họ cho là người “yêu nước“, “tranh đấu cho nhân quyền” là những “Người hùng” dám đương đầu với chế độ… Nhưng oái ăm thay những kẻ được tung hứng đó chính là những kẻ phạm pháp bị pháp luật Việt Nam trừng phạt, trong đó nhiều kẻ mang dáng dấp của kẻ tâm thần. Trong các bản luận tội khi đứng trước vành móng ngựa thì những tài liệu, chứng cứ thu thập được lại có không ít bài xuyên tạc, bôi xấu, kích động lật đổ chế độ. Tất nhiên, Bộ luật Hình sự chỉ nói những nét cơ bản, không thể ghi hết những hành vi làm tổn hại đến uy tín, sự bền vững của chế độ xã hội qua những ngôn từ kiểu“bóng gió” nhằm trốn tránh pháp luật mà những kẻ chống đối, bài xích chế độ đã cân nhắc, tính toán khi chấp bút. Nhưng dù những người nào đó có thật sự là “Khôn ngoan” đến cỡ nào thì cũng không thể “Bịt mắt” được hết mọi người, và càng không thể trốn tránh được sự phán xét dư luận và sự nghiêm minh của pháp luật. Chúng ta đều biết, bất cứ một nền dân chủ nào cũng gắn với kỷ cương, pháp luật của Nhà nước. Bất cứ sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nào của mỗi công dân trong một xã hội tự do, dân chủ đều không được làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị – xã hội và quyền tự do, dân chủ của những công dân khác cũng như của cộng đồng. Do đó, mọi người phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; tất cả những hành động vi phạm pháp luật đều phải bị xét xử. Trong những nơi lưu giữ phạm nhân ở nước ta hiện nay, có người nguyên là tu sĩ, chức sắc tôn giáo và cũng có những người vốn không phải là tu sĩ, tín đồ nào, thậm chí có những người trước đây là cán bộ, đảng viên, nhưng tất cả đều bị xử lý theo pháp luật, vì họ là những người phạm pháp, chứ không phải vì lý do nào khác.
Vậy họ là ai? 68 vị “Hảo hán” đồng ký tên thề thốt ở cái nơi gọi là “Sơn bạc”? ta phải nói ngay đó là một nhóm người đã có một quá trình ngồi “Bóc lịch” trực tiếp hoặc gián tiếp trong nhà tù. Nguyên nhân dẫn đến kết quả đó là: Ở họ có tham vọng chính trị theo kiểu “Đục nước thả câu” “Cháy nhà hôi của” muốn trục lợi cá nhân, đánh bóng tên tuổi, trong đó có cả những người có chức sắc tôn giáo, một số người bất mãn, một số người có nhận thức mơ hồ, không phân biệt được phải trái, đúng sai, bị kích động, lôi kéo, ngày càng lún sâu vào con đường lầm lạc, chống phá, gây bất ổn xã hội. Nhìn vào các cáo trạng của họ ta có thể thấy rằng, nói chung, mục tiêu chủ yếu của họ vẫn là những hoạt động nhằm phủ định chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tấn công trực diện vào Cương lĩnh, đường lối đổi mới trong xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng. Họ ngộ nhận rằng mình là tài giỏi, xuất chúng, có thể xoay chuyển được thời thế, lật đổ được chế độ, để khi “cách mạng dân chủ mới” thành công sẽ làm ông này, bà nọ…, tha hồ hưởng vinh hoa phú quý “ăn trên ngồi trốc” thiên hạ. Chúng ta thử làm một cuộc khảo sát tên vài vị có danh sách “Hảo hán” trong cái gọi là hội “Cựu tù nhân lương tâm” và hãy thử nhìn vào “tài năng”, “đức độ” của các vị này như thế nào?

Nguyễn Văn Đài bị tuyên phạt 4 năm tù giam,4 năm quản chế. Lê Thị Công Nhân bị án phạt 3 năm tù giam, 3 năm quản chế (2007)-Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và kết quả thẩm vấn, tranh luận công khai tại phiên toà, từ năm 2006 đến ngày bị bắt, Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân đã sử dụng Văn phòng luật sư Thiên Ân ở số 10 phố Đoàn Trần Nghiệp (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) do Nguyễn Văn Đài làm trưởng văn phòng để thực hiện hành vi tuyên truyền, đả kích chính quyền nhân dân và làm ra, tàng trữ, lưu hành nhiều tài liệu có nội dung xuyên tạc nhằm chống Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Lê Công Định bị tuyên phạt 3,5 năm tù giam,3 năm quản chế (2009), Ngày 20/1, TAND TP HCM đã mở phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm đối với 4 đối tượng Trần Huỳnh Duy Thức (44 tuổi), Nguyễn Tiến Trung (27 tuổi), Lê Công Định (42 tuổi) và Lê Thăng Long (43 tuổi) phạm tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Định thừa nhận mình đã làm ra 33 tài liệu, tàng trữ 24 tài liệu và 32 quyển sách có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tháng 3/2009, Định có tham gia khóa huấn luyện về phương pháp đấu tranh “Bất bạo động” lật đổ chính quyền nhân dân do tổ chức khủng bố có tên gọi “Việt Tân” tổ chức tại Thái Lan. Tương tự như Định, tại tòa, Nguyễn Tiến Trung nói: “Rất ăn năn, hối hận vì những việc làm vi phạm pháp luật của mình trong thời gian vừa qua. Do nhận thức sai, hành vi của bị cáo giờ đây không chỉ ảnh hưởng đến gia đình, cha mẹ, bạn bè mà còn chống lại Nhà nước và nhân dân Việt Nam…”

Trái với Trung và Định, tại tòa Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long chưa tỏ ra thành khẩn nhưng vẫn thừa nhận: Do có sự nhìn nhận, đánh giá chủ quan về các hiện tượng tiêu cực xảy ra trong xã hội, Thức nảy sinh tư tưởng bất mãn với chế độ… Vì vậy, từ cuối năm 2005, Thức thành lập tổ chức chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi “Nhóm nghiên cứu Chấn” và viết bài tuyên truyền lôi kéo một số đối tượng tham gia tổ chức này hoạt động, nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Thức đã liên hệ chặt chẽ với tổ chức phản động có tên “Đảng dân chủ Việt Nam” cùng Nguyễn Sỹ Bình, Lê Công Định bàn bạc, thống nhất phương thức hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân như: xây dựng kế hoạch tổng thể dưới dạng cuốn sách có tên gọi “Con đường Việt Nam” nhằm thay đổi thể chế chính trị, đề ra kế hoạch 5 người, nhận trách nhiệm thành lập tổ chức “Đảng xã hội Việt Nam” chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để phát triển lực lượng cho tổ chức “Đảng dân chủ Việt Nam” Trong quá trình làm việc với Cơ quan điều tra, ngoài việc thừa nhận hành vi phạm tội của mình.

Trần Huỳnh Duy Thức, viết: “Tôi thực sự ân hận về việc làm của mình, tôi xin Nhà nước rộng lượng khoan hồng, miễn giảm hình phạt cho tôi để sớm được về với gia đình…” Nguyễn Tiến Trung, viết: “Tôi đã thấy được các hành vi của tôi là vi phạm pháp luật nghiêm trọng… nay tôi xin được hưởng sự khoan hồng”. Lê Công Định: “Tôi đã tham gia tổ chức Đảng dân chủ Việt Nam nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân… Tôi nhận thức những việc làm nói trên đã vi phạm Điều 79 Bộ Luật Hình sự… Tôi mong các cơ quan pháp luật xem xét, áp dụng các tình tiết giảm nhẹ để cho tôi được hưởng sự khoan hồng”. Theo khai báo và thú nhận của họ sau khi bị bắt giam, mọi hoạt động chống phá, bôi nhọ chế độ đều được bọn phản động lưu vong ở nước ngoài chi tiền, trả “lương” hàng tháng. Rõ ràng, hoạt động chống phá của họ đâu có phải vì nước, vì dân!

Và đây một gương mặt được tung hô là “Biểu tượng của lòng yêu nước” Bùi Minh Hằng: thực chất là con người như thế nào? Sau khi đọc xong những thông tin dưới đây, câu hỏi trên sẽ được trả lời. Theo “trích ngang”, Hằng đã từng có tiền án, tiền sự, cụ thể: Năm 1993: Vi phạm chế độ hôn nhân 1 vợ, 1 chồng, TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xử phạt 9 tháng tù treo, 12 tháng thử thách. Ngày 29/11/1996, CA tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khởi tố vụ án HS về tội cưỡng đoạt tài sản, ngày 19/3/1997 xử phạt hành chính Bùi Thị Minh Hằng 400.000 đồng về hành vi cưỡng đoạt tài sản, đến 29/3/1997, đình chỉ điều tra vụ án hình sự. Những hành vi dẫn đến việc Bùi Thị Minh Hằng được đưa đi cơ sở giáo dục cũng rõ ràng: Năm 2011 đã 3 lần bị tạm giam vì hành vi gây rối trật tự công cộng. Cụ thể, ngày 2/8/2011 Bùi Thị Minh Hằng có mặt tại phiên tòa xét xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ, với vai trò kích động một số người có mặt tại phiên tòa gây mất trật tự công cộng; mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn cố tình vi phạm. Các lực lượng làm nhiệm vụ đưa Hằng về trụ sở công an quận Hoàn Kiếm để lập biên bản, ghi lời khai, ra quyết định xử phạt hành chính với hình thức cảnh cáo về hành vi gây rối trật tự ở nơi công cộng đối với Bùi Thị Minh Hằng.


Nguyễn Đan Quế, thường trú tại phường 3, quận 5, TPHCM. Từ sau 30-4-1975 đến nay, Nguyễn Đan Quế tham gia các tổ chức nhen nhóm phản động ở trong, ngoài nước hoạt động chống chính quyền cách mạng ở TPHCM. Quế đã bị bắt giam nhiều lần vào năm 1978, 1990, 2003 và bị kết án hàng chục năm tù tội chống, lật đổ chính quyền nhân dân. Lần gần đây, ngày 27-2-2011, Quế bị cơ quan an ninh điều tra, Công an TPHCM bắt quả tang khi đang lưu giữ, phát tán 60.000 đầu tài liệu kích động, lật đổ. Nguyễn Đan Quế thừa nhận và cũng đã ký xác nhận tài liệu do y soạn thảo ngày 24-2-2011, đã tán phát cho đối tượng phản động trong và ngoài nước nhằm “biểu tình lật đổ chế độ”… Hoạt động chống đối chính quyền của Nguyễn Đan Quế đều theo “kịch bản”, có sự tiếp tiền, hậu thuẫn của các thế lực ngoại bang, bọn phản động trong, ngoài nước.

Nguyễn Công Chính là một mục sư “nổi tiếng” ở Plây-cu, Gia Lai với “thành tích” đánh trọng thương bố đẻ, đốt sách vở học sinh và tội cưỡng dâm, lừa đảo. Nực cười thay, Chính lại được bọn phản động người Việt lưu vong ở Mỹ tặng “giải thưởng nhân quyền”.

Thích Không Tánh, tên thật là Phan Ngọc Ấn, sinh năm 1943, nguyên quán xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, đăng ký nhân khẩu thường trú tại chùa Liên Trì, số 153 đường Lương Định Của, quận 2, TPHCM. Là thuộc hạ của Thích Quảng Độ trong suốt thời gian dài, Thích Không Tánh đã liên tục được cất nhắc vào các vị trí trọng yếu trong cái gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (GHPGVNTN), một tổ chức tôn giáo không được thừa nhận ở nước ta.Thích Không Tánh đã trở thành tay sai đắc lực của Thích Quảng Độ thực hiện những âm mưu, kế hoạch nhằm phá hoại chính sách đại đoàn kết của Đảng và Nhà nước. Thích Không Tánh có một lai lịch bất hảo, đảm nhiệm công tác liên lạc, tổ chức các hoạt động nhằm khuếch trương thanh thế của GHPGVNTN và làm cầu nối thông tin với các tổ chức Phật giáo Việt Nam lưu vong.Mặc dù là tu sĩ, miệng vẫn niệm nam mô và tay vẫn lần tràng hạt, nhưng Thích Không Tánh lại rất hăng hái tham gia các hoạt động tổn hại đến lợi ích của dân tộc, trái với đạo pháp do Thích Quảng Độ và các thế lực phản động trong và ngoài nước tổ chức. Với cương vị phụ trách các hoạt động xã hội của cái gọi là Viện Hóa đạo, Thích Không Tánh còn được giao nhiệm vụ tiếp xúc, liên lạc với các thế lực phản động lưu vong, đặc biệt là với Võ Văn Ái (giám đốc cái gọi là Phòng thông tin Phật giáo quốc tế tại Pháp).Từ năm 1978 đến 1986, Thích Không Tánh đã bị tập trung cải tạo, do hăng hái tham gia các hoạt động của những phần tử đội lốt tu hành chống phá Nhà nước và vi phạm pháp luật. Đến năm 1987, Thích Không Tánh được trả tự do và thường trú tại chùa Liên Trì (TPHCM). Nhưng cũng giống như Thích Quảng Độ, Thích Không Tánh vẫn chứng nào tật ấy, lại tiếp tục tiến hành các hoạt động chống phá Nhà nước dưới sự chỉ đạo của Thích Quảng Độ và sự tiếp tay của các thế lực phản động lưu vong. Ngày 2-10-1992, Thích Không Tánh bị các lực lượng chức năng bắt quả tang khi đang lưu hành nhiều tài liệu có nội dung chống lại Nhà nước và bị án phạt 5 năm tù giam và quản chế 5 năm sau khi mãn hạn tù.

Trên đây là sơ lược một số “Hảo Hán” có số má trong cái gọi là “Hội cựu tù nhân lương tâm”!? Họ tìm mọi cách bóp méo, suy diễn, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam bất chấp lẽ phải,cường điệu hóa một vài vụ việc liên quan đến pháp luật từ đó họ hồ đồ kết luận là: đó là “Bản chất” của chế độ. Không những thế họ còn mạnh miệng bôi nhọ quá khứ cách mạng một cách vô liêm xỉ, chà đạp lên giá trị truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc làm tổn thương đến tình cảm thiêng liêng mà Đảng và nhân dân Việt Nam dành cho các anh hùng liệt sĩ đã vì nước hy sinh vì nền độc lập tự do của dân tộc. Họ đưa ra những câu hỏi lấp lửng như “có cần thiết hay không khi Đảng phát động toàn dân trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ “? hay “Nếu không có Đảng CSVN thì dân tộc này đã ở một vị thế khác…” !?..v v…kích động một số người từng tham gia hoạt động cách mạng trước đây có tâm trạng bất mãn vì trước đây khi còn đang làm việc vì có một số vấn đề mà không được “Thỏa mãn” vì cái “tôi” của họ nay đã hạ cánh thì “Trở cờ” hòng thực hiện ý đồ “trong biến thì phất cờ”, Họ nhắm vào điểm cốt yếu đó là :chia rẽ tôn giáo, dân tộc, chia rẽ các vùng, mien trên đất nước với âm mưu thâm hiểm hòng phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hướng tới mục đích cuối cùng là làm suy yếu Đảng, tiến tới xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội, thực hiện đa nguyên, đa đảng, lập các đảng phái nhằm đưa đất nước đi theo con đường khác mà theo lý luận của họ là sẽ “Dân chủ hơn, sáng sủa hơn” !? Gần đây nhất, họ tìm mọi cách phủ nhận những thành tựu to lớn của nhân dân, dân tộc ta qua gần 30 năm đổi mới, xuyên tạc, bóp méo, bôi đen bức tranh xã hội, hòng gây tâm lý hoang mang, mất niềm tin trong nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ. Họ đặt ra những điều kỳ quặc như: “Có bao giờ nhân dân Việt Nam lại sống trong cảnh tủi nhục, đau thương như hiện nay không?”. “Có bao giờ dân tộc Việt Nam lại bị chia rẽ, nghi kỵ nhau, hận thù nhau sau những năm tháng cai trị của một chế độ như bây giờ không”? Từ đó, họ đưa ra những điều xuyên tạc, vu cáo trắng trợn: “Hơn nửa thế kỷ áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên đất nước ta, Đảng Cộng sản đã thực hiện chính sách cai trị bằng thủ đoạn và bạo lực. Nhân dân chỉ được phép cúi đầu sợ hãi và sống trong mòn mỏi, tuyệt vọng”!? Họ nhắm mắt nói bừa rằng, tất cả những quyền thiêng liêng của dân tộc được nói trong “Tuyên ngôn độc lập” “đều bị chà đạp thô bạo ngay sau đó, khi mà chính quyền cộng sản được dựng lên”!?

Luật quốc tế về quyền con người cũng như pháp luật của các quốc gia đều quy định: Quyền của cá nhân có thể bị hạn chế. Điều 29 của “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người” năm 1948 viết: “Mỗi người trong khi hưởng thụ các quyền và tự do cá nhân, chỉ phải chịu hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với quyền và tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ“. Tương tự như vậy, Điều 19 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 cũng quy định: “Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận“ kèm theo những nghĩa vụ, trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể phải chịu một số hạn chế nhất định để: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe, hoặc đạo đức của công chúng“.

Việc Nhà nước Việt Nam đưa ra quyền tự do ngôn luận, mà Hiến pháp 1992 ghi là “theo quy định của pháp luật“, cùng với những quy định về hạn chế quyền này (Điều 88, Điều 258 Bộ luật Hình sự năm 1999) là hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Tất nhiên ở các quốc gia, pháp luật khó có thể ghi đầy đủ mọi hành vi phạm tội. Pháp luật Việt Nam cũng như thế. Ở nhiều nước, tòa án có quyền đưa ra những phán quyết không hẳn đã có trong luật mà chỉ có trong những bản án từ trước, được gọi là án lệ. Thế nên, không phải là không có cơ sở pháp lý nào đó mà Hoa Kỳ và nhiều quốc gia châu Âu đã truy nã chủ nhân trang mạng Wikileaks, cũng như nhiều quốc gia Hồi giáo đã kết tội những người xúc phạm đến nhà tiên tri Mohamet.Trong thực tiễn pháp lý, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đã đưa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc vào pháp luật. Ở nhiều quốc gia, theo thể chế quân chủ như Vương quốc Anh, Thụy Điển, Thái Lan… có những quy định pháp luật bảo vệ một số đặc quyền đối với Hoàng gia, trong đó có việc bảo vệ uy tín của nhà vua. Hiến pháp Việt Nam đã đưa giá trị đạo đức truyền thống dân tộc vào Hiến pháp 1992: “Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ” (Điều 64). Pháp luật Việt Nam không có những quy định về đặc quyền cho cá nhân, tổ chức.

Một số cơ quan, tổ chức nước ngoài và blogger cố tình xuyên tạc Nhà nước Việt Nam đã “tiếp tục sử dụng các điều luật về an ninh quốc gia để hạn chế các quyền dân sự, chính trị, quyền tự do ngôn luận, tự do sử dụng internet“!? Trước tình hình như vậy, các “nhà dân chủ” lại cố tình coi đó là “bất đồng chính kiến”, là sự phân hóa, chia rẽ xã hội… Điều đó không phải thiện tâm mà là sự ngộ nhận và là dã tâm mang nặng tư tưởng thù địch. Một sự thực hiển nhiên, rằng: trong xã hội ta chưa bao giờ dân chủ lại phát huy cao độ đến như vậy. Và, đó chính là sức sống, sức mạnh của nền dân chủ và chế độ XHCN mà Đảng và nhân dân ta đang ra sức xây dựng và bảo vệ. Bởi, có chế độ dân chủ, có tấm lòng trong sáng, yêu thương, người dân mới nói những điều tâm huyết, thẳng thắn, xây dựng chế độ dân chủ XHCN ngày càng hoàn thiện. Các “nhà dân chủ” ngộ nhận rằng, Việt Nam đi theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, theo con đường XHCN là “con đường chết”. Theo đó, vấn đề “tìm đường cứu nước” lại phải đặt ra. Việc đó giờ đây do chính những “nhà dân chủ mới” đang tiến hành, và đây là cơ hội để họ làm cuộc “cách mạng dân chủ mới” theo mô hình tự do, dân chủ phương Tây.

Những kẻ phạm pháp lập ra cái gọi là “Cựu tù nhân lương tâm là những kẻ có những hành vi có hại cho đất nước, cho nền độc lập tự do của đất nước, cho chủ quyền thì đương nhiên họ ta phải bị pháp luật nghiêm trị, xử lý. Không phải riêng gì họ mà bất cứ ai có những hành vi có hại cho đất nước, cho nền độc lập tự do của đất nước, cho chủ quyền đều phải bị nghiêm trị. Đó là điều chính đáng. Đây không phải là vấn đề tự do ngôn luận. Cũng không phải chúng ta hạn chế ý kiến của người dân phát biểu đối với các vấn đề của đất nước. Nhưng việc phát biểu ý kiến phải trong phạm vi quyền công dân. Còn một khi đã vi phạm về luật pháp thì phải bị xử lý theo luật pháp.Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tạo điều kiện cho mọi người dân được thể hiện quyền dân chủ của mình qua việc tham gia những ý kiến đóng góp về kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật, dân sinh… tại các diễn đàn công khai. Nhà nước rất cần và rất khuyến khích sự đóng góp của tất cả người dân trong mọi mặt phát triển của đất nước.Vấn đề dân chủ theo tôi phải gắn với trách nhiệm của công dân. Mọi ý kiến của người dân góp ý về một vấn đề gì của đất nước, của cộng đồng phải xuất phát từ toàn cục và mang tính xây dựng. Muốn có dân chủ, phải có trình độ dân trí và điều kiện tiếp cận thông tin để có suy nghĩ đúng về tình hình thực tế của đất nước. Không có trình độ, không có thông tin thì không thể nhìn một cách đầy đủ được. Những ý kiến đóng góp này dù có thẳng thắn, gay gắt, trái ngược cũng đều được Đảng và Nhà nước tiếp thu một cách trân trọng và coi đây là tấm lòng đáng quý đóng góp xây dựng đất nước phát triển. Việt Nam hiện nay tuy còn nhiều khó khăn, nhưng là đất nước ổn định, bình yên, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Ngay cả khi cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế đang diễn biến phức tạp, tác động mạnh đến nền kinh tế, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ, Việt Nam vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng và phấn đấu tăng. Đất nước Việt Nam có được như ngày hôm nay, rõ ràng là nhờ sự lãnh đạo của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện, nhờ sự hy sinh, nỗ lực của nhiều thế hệ người Việt Nam yêu nước. Đó là lý do, đông đảo nhân dân Việt Nam kiên quyết không để cho những phần tử “Cựu tù nhân lương tâm” tiến hành một lần nữa những hoạt động sai trái, lật đổ Nhà nước XHCN Việt Nam – Nhà nước của dân, do dân và vì dân./.

Hoa Kỳ 22-2-2014

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *