Từ năm 2007 đến nay, Quỹ văn hóa Phan Chu Trinh do bà Nguyễn Thị Bình và một số trí thức thành lập đã nhanh chóng tạo ra uy tín trong giới học thuật. Nhờ vào tên tuổi cụ Phan Chu Trinh và cũng nhờ vào những học giả được trao giải vốn dĩ đã có sẵn uy tín. Đại diện cho quỹ Phan Chu Trinh là ông Nguyên Ngọc với tư cách là người cố vấn học thuật của quỹ. Nhưng ông Nguyên Ngọc đang chứng tỏ mình không xứng đáng với vị trí này.
Bài trả lời của ông Nguyên Ngọc về vấn đề Thoát Trung của ông (“Muốn không viễn vông và lệ thuộc thì phải từ bỏ ý thức hệ hão huyền”) đã thể hiện ông là một kẻ hiếu chiến và bài Trung Quốc. Tôi thật không ngờ ông Nguyên Ngọc – một thời đã từng là một nhà văn yêu nước – giờ đây lại tỏ ra lo lắng khi Trung Quốc rút giàn khoan. Việc Trung Quốc rút giàn khoan tại sao lại có thể là điều đáng lo lắng? Tại sao ông lại lo rằng Việt Nam sẽ không tạo được “bước ngoặ”t? Và “bước ngoặt” mà ông đang nói đến là gì?
Nếu bước ngoặt này ông muốn nói đến một sự tỉnh ngộ, tức là mỗi người Việt đều ý thức được rằng Việt Nam cần phải đổi mới, phải trở nên vững mạnh hơn thì đó là điều đúng đắn. Nhưng như thế thì chuyện Trung Quốc có rút dàn khoan hay không cũng không ảnh hưởng gì đến công cuộc đổi mới. Có lẽ ông Nguyên Ngọc đang nhắc đến một bước ngoặt khác. Ông Nguyên Ngọc là một trong những người sáng lập ra Diễn đàn Xã hội dân sự và Văn đoàn độc lập với mục tiêu chống đối chính quyền và có thể là lật đổ chính quyền với sự hậu thuẫn của Mỹ. Bởi thế ông ra sức bài Trung Quốc và chống mọi sự liên quan đến Trung Quốc ở Việt Nam.
Đầu thế kỷ 20, cụ Phan Chu Trinh đứng đầu phong trào Duy Tân với xu hướng học người Pháp để chống người Pháp. Cụ Phan Chu Trinh nêu cao các giá trị của “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Nhưng từ khi Qũy văn hóa Phan Chu Trinh được thành lập, quỹ này chưa làm được thành tích gì cho cả ba công cuộc này ngoài việc trao giải cho những người vốn dĩ đã rất thành công trong việc nghiên cứu hoặc giáo dục như giáo sư Hoàng Tụy, giáo sư Hồ Ngọc Đại, giáo sư Trần Văn Khê… Hình thức trao giải không khỏi khiến người khác phải nghi ngờ về việc bản chất của quỹ là mượn uy tín của các ông trí thức hàng đầu để giải ngân. Theo tôi nhớ thì cụ Phan Chu Trinh khi thực hiện phong trào Duy Tân không trao giải cho các học giả cùng thời mà tạo các phong trào khuyến học, dậy chữ quốc ngữ, truyền bá văn minh phương Tây một cách phổ cập và thiết thực. Sau 7 năm hoạt động. Thay vì “khai dân trí” thật sự, Nguyên Ngọc đang cố “nắm đầu” một đội ngũ trí thức và dẫn dắt họ vào các hoạt động chính trị và bè cánh quyền lực của mình. Nguyên Ngọc đang ngày càng đi xa khỏi xu hướng mà Phan Chu Trinh đã vạch ra.
Nếu theo đúng chiến lược của cụ Phan Chu Trinh thì đáng ra bè cánh của ông Nguyên Ngọc cần phải “học người Trung Quốc để chống lại người Trung Quốc” chứ không phải theo đuôi Mỹ để chống Tàu. Sách lược của cụ Phan được đưa ra khi người Việt ta quá yếu thế so với người Pháp và cần phải dựa vào chính Pháp để chống Pháp. Còn Việt Nam hiện nay, chúng ta thậm chí còn không học mà hoàn toàn dựa dẫm.
Càng trong thời điểm này, ông Nguyên Ngọc lại càng nói nhiều về Phan Chu Trinh để làm hình tượng tiêu biểu cho cuộc Cách mạng của mình. Ông còn nói chuyện về Phan Chu Trinh với nhóm Reading Circles, mục đích chủ yếu để nhấn mạnh rằng đây là cơ hội để thay đổi đất nước, mà thực ra sẽ là để thay đổi chính quyền. Nhưng ông ta không hề đủ tư cách và nhân phẩm để nói về Phan Chu Trinh, truyền bá tư tưởng của cụ hay đại diện cho một quỹ văn hóa mang tên cụ. Tôi đề nghị các trí thức và bà Nguyễn Thị Bình cần xem xét lại tư cách của nhà văn Nguyên Ngọc, để ông ta không lợi dụng danh tiếng của quỹ để xây dựng bè cánh riêng cho mình nhằm lũng đoạn giới học giả Việt Nam.
Nguồn: Nguyễn Biên Cương
Tin cùng chuyên mục:
Hương sắc Hà Nội – Một trong 50 thành phố tuyệt vời nhất thế giới
Nóng: Giám đốc Đại học Huế bị bắt
Nhà báo quay clip xe múc đất rồi “gợi ý quà Tết”
Phương án cải tạo sông Tô Lịch: Cần làm rõ để đảm bảo hiệu quả