TÀU SÂN BAY LIÊU NINH GẶP SỰ CỐ, THỦY THỦ CHẠY THỤC MẠNG

Người xem: 167

Tàu sân bay Liêu Ninh gặp sự cố làm thủy thủ chạy tán loạn

Tàu sân bay Liêu Ninh

Trong một cuộc thử nghiệm gần đây trên biển tàu sân bay Liêu Ninh nổ lò hơi gây nguy hiểm cho thủy thủ đoàn và phải dừng hoạt động của con tàu. Sự việc trên làm dấy lên lo ngại trong vấn đề hiện đại hóa hải quân Trung Quốc.

Tàu sân bay Liêu Ninh vốn là một biểu tượng cho sức mạnh của hải quân Trung Quốc nhưng nó lại luôn hoạt động không được ưng ý. Điều này dấy lên một mối lo ngại về sức mạnh thật sự của hải quân Trung Quốc.

Trang “War is boring” dẫn nguồn Sina cho biết trong một cuộc tập luyện gần đây, tàu Liêu Ninh đã xảy ra một sự cố nghiêm trọng. “Các đường ống trong lò hơi bị rò rỉ” làm giảm áp buồng đốt dẫn tới con tàu “tắt điện” hoàn toàn. Nước nóng và hơi nước bắt đầu phun ra từ hầm động cơ khiến thủy thủ đoàn phải lập tức di tản khỏi khu vực. May mắn là không có ai bị thương và sau đó thủy thủ đoàn đã cố gắng khắc phục được sự cố.

Tàu Liêu Ninh vốn được hải quân Trung Quốc phục hồi lại từ tàu Varyag vào năm 2005 mà Trung Quốc mua của Ukraine sau khi Liên Xô sụp đổ. Về cơ bản con tàu được đóng lại hoàn toàn (do khi Liên Xô sụp đổ, con tàu chỉ mới hoàn thành phần vỏ) bao gồm các hệ thống điện tử mới, súng phòng không, rada và cả động cơ.

Hải quân Trung Quốc sẽ không ” bỏ rơi” Liêu Ninh bất chấp con tàu thường xuyên bị trục trặc kĩ thuật. Liêu Ninh được xem như là một liều thuốc tinh thần cho Trung Quốc nhiều hơn là vũ khí chiến lược. Có thể Liêu Ninh sẽ không bao giờ được sử dụng trong thực chiến nhưng nó là bước đệm tốt cho Trung Quốc học tập kĩ thuật chế tạo và sử dụng tàu sân bay.

Tuy nhiên thất bại trong sự cố động cơ sẽ khiến Liêu Ninh kết thúc sớm sứ mệnh của mình. Điều đó càng làm cho Trung Quốc có thêm động lực thúc đẩy nghiên cứu chế tạo ra tàu sân bay mới thay thế Liêu Ninh. 

Trong thời gian chưa có tàu sân bay xịn, Trung Quốc đang rắp tâm xây phi pháp sân bay đầu tiên của họ tại Trường Sa. Cho đến giờ, Trung Quốc mới có sân bay phi pháp trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa vốn thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *