BÌNH ĐẲNG LÀ ĐƯỢC TỰ DO TRAO YÊU THƯƠNG

Người xem: 200

Tôi vẫn nhớ như in ngày nhận lá thư người yêu nói lời chia tay, tôi đã đau khổ và khóc rất nhiều. Giờ đọc lại lá thư ấy tôi vẫn mang mác buồn, tiếc nuối cho mối tình đầu của mình. Việc người yêu nói lời chia tay tôi có thể do giận hờn, do ghen tuông, do xa cách… nhưng chúng tôi hiểu nguyên cớ quan trọng khiến bạn gái tôi dứt khoát nói lời chia tay đó là, gia đình tôi không chấp nhận việc bạn tôi là người không cùng tôn giáo. Bố tôi cương quyết, thằng thừng “ Gia đình chúng tôi không chập nhận một người ngoại đạo, nếu cháu về làm dâu thì gia đình này coi như tan nát”. Cái tôi non trẻ của bạn tôi cũng với định kiến cố hữu nơi gia đình và nhất là Bố tôi đã khiên tôi mất đi người yêu thương của mình.

Trong gia đình, Bố tôi luôn dành tình thương và sự quan tâm cho các chị gái hơn anh em trai chúng tôi, Bố bảo “ Phận con gái khổ, lấy được thằng chống tốt thì nó sướng, lấy phải thằng chồng khổ thì nó khổ. Vì vậy khi còn ở với cha mẹ, các con nên thương các chị, còn 2 anh em con ở với cha mẹ cả đời thì không sao”. Có lẽ vì quan niệm như vậy mà Bố tôi chọn rể rất khắt khe. Thứ nhất: Phải là người cùng tôn giáo (đạo Công giáo), thứ 2 phải là người có học vấn và thứ 3 phải môn đăng hậu đối. Chúng tôi lớn lên ở nông thôn nghèo khổ, hồi ấy chả mấy người được học hành tử tế, cứ hết cấp 2 là đi làm, trong khi các chị tôi lại học giỏi, năng động, xinh xắn. 5 chị thì 4 chị vào đại học, bố tôi tự hào về con cái lắm, thỉnh thoảng còn được báo chí đưa tin, được cả UBND tỉnh cấp chứng nhận gia đình văn hóa, gia đình thể thao… có lẽ vì thế mà mấy anh thanh niên trong làng chả ai dám vào cưa cẩm các chị. Ghét của nào trời trao của ấy, các chị tôi lại yêu toàn người không cùng tôn giáo, bố mẹ tôi phản đối kịch liệt, dùng mọi khổ nhục kể để phản đổi, nào là uống rượu để tự hành hạ mình, nào là xúc phạm những người theo đuổi chị, rồi họp gia đình lấy ý kiến… quá khắt khe nên các chị tôi cũng lần lượt chia tay với những người mình yêu thương thực sự ! Rồi các chị cũng kết hôn, lấy những người cùng đạo, những cuộc hôn nhân theo kiểu chậc lưỡi cưới cho có chồng, cho vừa lòng mẹ cha. Đến giờ tôi vẫn không khỏi nghẹn lòng vì những lần tiễn chị về nhà chồng, càng nghĩ bao nhiêu càng thương các chị bấy nhiêu.

Hôm nay, đi dự lễ cưới của 2 đứa em, chồng là người ngoại đạo, vợ là người trong đạo, tôi biết 2 đứa khi chúng nó bắt đầu yêu. Ban đầu tôi cũng thực sự lo ngại cho chúng nó vì có thể tình yêu chúng nó sẽ bị phản đối, nhưng không! Suốt 3 năm tình yêu chúng nó êm đềm và hạnh phúc lắm, mỗi lần con bé đi lễ người yêu đều xin đi cùng, đầu tháng, con bé theo người yêu đi chùa, rồi người yêu con bé muốn học đạo và theo đạo một cách tự nguyện. Lễ cưới sáng nay, thằng bé đọc Bài thánh kinh trong lễ cưới một cách giõng dạc, truyền cảm, như cung cách của một linh mục vậy, khi trao nhẫn 2 đứa còn khóc vì hạnh phúc. Lúc ấy không có thứ tôn giáo, không có sự phân biệt nào ở đây, chỉ có thứ duy nhất bao trùm đó là tình yêu được thăng hoa một cách chân thành nhất.

Về đến phòng trọ, nhận được tin nhắn của đứa em “ em sinh cháu rồi, cháu khỏe anh ạ! Cảm ơn anh đã luôn đồng hành cùng vợ chồng em, anh đồng ý làm cha đã đầu cho con em nhé”. Khi yêu nhau, 2 vợ chồng nó bị phản đối suốt 3 năm, bố chồng nó là Giám đốc sở văn hóa của một tỉnh lớn, còn bố mẹ nó là một gia đình đạo gốc. 2 đứa đã đấu tranh bền bỉ cho hạnh phúc của mình, và 2 gia đình cũng vui vẻ chấp thuận. Nếu như ngày xưa tôi cố gắng, kiên trì thì biết đâu giờ tôi đang hạnh phúc bên gia đình yêu thương của mình, nếu như các chị tôi không nìn lặng chịu đựng thì các chị đã không phải gượng ép với những cuộc hôn nhân của mình, và Bố tôi sẽ được sống trong một gia đình tuyệt vời bởi nhìn thấy hạnh phúc của những đứa con.

Bình đẳng giới trong mắt tôi, nó không chỉ là “cái chim kẹp giữa 2 cái chân” như nhà văn Trang Hạ nói, không chỉ là 50% nam giới chia sẻ việc nhà với phụ nữ… nhưng nó còn là khi người ta, cả nam và nữ được tự do trao yêu thương, hay nói lớn hơn một chút là mọi người có quyền được yêu. Và nữa, đừng ngồi chờ bình đẳng ai đó mang đến cho mình, sự bình đẳng chỉ có khi chúng ta thay đổi.

Tác giả Phan Phan/Tiến thoái lưỡng nan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *