BÁNG BỔ!

Người xem: 184

Khoai@

Nguyễn Quang Lập (NQL) viết: 

“… Nếu không có một sự cố nào làm thay đổi căn bản và mãi mãi cuộc sống hiện thời, tôi dám chắc ngày 30 tháng 4 năm 1975 là một ngày ngọt ngào nhất mọi thời đại”… “Bảo đảm nếu có người tuột quần chạy rông giữa phố, vừa chạy vừa hô “muôn năm” – tất nhiên nếu “đả đảo” lại là chuyện khác – cũng không ai bắt phạt hoặc kết tội. Tôi được cô giáo toán xác suất gọi vào phòng cho ngủ, nói trắng ra là làm tình… Tôi làm tình cô giáo tôi trong niềm hân hoan không phải lần đầu trong đời biết thế nào là làm tình khiến tôi cứ chọc lung tung, sốt ruột cô phải cầm lấy nhét thẳng vào cái hõm xác suất luôn bằng một, mà vì vui sướng vô biên đón nhận tin chiến thắng… Ngày 30-4 quả là ngày trọng đại.

Thầy trò NQL đón nhận tin chiến thắng như thế đó. Ở đây phải nói NQL rất giỏi dùng cách nói mà như người Nam bộ nói “Zậy mà không phải Zậy!”. Nhưng mà vui đến như thế, vui mà làm như thế thì chỉ có đám heo lai hoặc heo rặt nọc. Bởi vì trong ngày ấy người chiến thắng không chỉ reo cười nhảy múa… mà người có lương tri thì xót xa, biết bao nhiêu nước mắt tuôn ra khi được tin chiến thắng. 


Một nhiếp ảnh gia đã ghi được khoảnh khắc ấy: người mẹ già gục mái đầu bạc vào ngực đứa con trai vừa thoát khỏi ngục tù. 


Ở Chuyện không có trong sự thật Nguyễn Quang Lập dựng và mô tả chuyện một phụ nữ làm tình với con bẹc-giê… đến mức móng chân con chó bấu vào lưng người phụ nữ rất đậm rõ… Con người với nhau không “cực khoái” bằng với con chó hay con người chỉ có, chỉ tìm thấy niềm vui sướng với chó má, với loài vật… Thế mà có người vội khen rất hay rồi đem in lên Văn nghệ quân đội…! Tìm niềm vui, hạnh phúc trong thú tính như thế mới là đổi mới văn học chăng?

Còn đây là chuyện thật: NQL giảng giải cho Hoàng Phủ Ngọc Tường rằng cái lưỡi không chỉ có chức năng lùa ngôn ngữ ra, mà còn là khí cụ của văn hóa giường chiếu và khen Hoàng Ngọc Hiến rất giỏi câu giờ như thế, đến hàng giờ đồng hồ… (Xem Bạn văn. Mục Hoàng Phủ Ngọc Tường và Đoàn Tử Huyến). 


Tư duy nghệ thuật của NQL kể cũng lạ. Cái phần thú tính, sao mà nhiều thế!

Nguyễn Quang Lập gọi đây là những chuyện có thật và bịa đặt của tôi, một cuốn tiểu thuyết của ông và ghi ở đầu sách: Tôi và tất cả những ai có tên trong cuốn sách này đều do tôi tạo ra, kể cả bố mẹ tôi. 


Đương nhiên tiểu thuyết, truyện hư cấu, thì phải như thế. Bịa như thật (Nguyễn Công Hoan) đã giỏi, mà bịa cho thật thành bịa cũng giỏi đấy. Rõ ràng là do nhà văn tạo ra. Ngoài đời nó có thể có có thể không nhưng trong lòng nhà văn, trong tâm tưởng nhà văn, là có. Và đấy là cơ sở để đánh giá tài năng, lòng nhân hậu của nhà văn 


(Blog Quê choa. Sunday June 29-2008).
————-
Một phần bài của Chu Giang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *