Nguyễn Biên Cương : TỰ DO NGÔN LUẬN VÀ AN NINH QUỐC GIA

Người xem: 349

Thế giới phương Tây đang rung chuyển về ba tay súng tự xưng là thành viên Al-Qeada xông vào và xả súng ở tòa soạn tạp chí châm biếm Pháp Charlie Hebdo tại Paris, khiến 12 người, trong đó có tổng biên tập, thiệt mạng, và 10 người bị thương. Nguyên nhân được cho là dòng tweet gần đây nhất của tạp chí Charlie là một bức ảnh biếm họa về lãnh đạo Nhà nước Hồi giáo (IS) Abu Bakr al-Baghdadi.Tạp chí từng bị tấn công năm 2011 khi đăng biếm họa về nhà tiên tri Mohammad của đạo Hồi. 

Ngay lập tức, Tạp chí Charlie Hebdo trở thành công dân danh dự của Paris. Hàng nghìn người Pháp ở khắp các thành phố Paris, Lyon, Bordeaux, Nancy, Rennes, Grenoble… đổ xuống đường phố tuần hành biểu thị sự đoàn kết với tạp chí. Mọi người mang theo biểu ngữ “Tôi là Charlie”. Dòng chữ này cũng được bật sáng trên các bảng điện tử cỡ lớn. Nhiều trang báo Pháp chuyển sang nền đen và đăng trên trang nhất dòng chữ lớn “Tôi là Charlie” để tưởng nhớ các đồng nghiệp.Tại các nước Anh, Đức, Bỉ, Italy .., công chúng cũng đổ xuống đường, thắp nến, mang biểu ngữ biểu thị sự đoàn kết với tạp chí bị tấn công.

Nhìn lại lịch sử…

Stéphane Charbonnier, tổng biên tập tạp chí châm biếm Charlie Hebdo, hiểu rõ mối nguy hiểm mà ông và cộng sự đang “sống chung”. Charbonnier, bút danh là “Charb”, có tên trong danh sách những người muốn săn tìm nhất của al-Qaeda từ năm 2012. Từ năm 2011, ông này đã có vệ sĩ riêng.

Năm 2012, Charlie Hebdo dự định xuất bản một loạt tranh biếm họa gây tranh cãi, ví dụ vẽ Muhammad cởi truồng, hoặc ngồi xe lăn được một người Do Thái đẩy v.v… Chính phủ Pháp khẩn khoản đề nghị Charlie Hebdo từ bỏ ý định, nhưng Charlie Hebdo khước từ. Sau khi các bức tranh được công bố, Pháp cho đóng cửa đại sứ quán, trung tâm văn hoá và trường học ở 20 nước vì lo sợ bị trả thù. Fan cuồng tự do phương Tây ca ngợi đây là hành động của một quốc gia chấp nhận tổn thất kinh tế, ngoại giao v.v… cực lớn chỉ để đảm bảo một nhóm công dân nhỏ được nói cái mà họ muốn nói!!! 

Tuy nhiên, năm 1970, khi tờ tiền thân của Charlie Hebdo chạy tít chễ giễu để bình luận về cái chết của Charles de Gaulle, nó đã bị Bộ Nội vụ Pháp cấm ngay lập tức. (Và sau đó tái sinh dưới cái tên Charlie Hebdo ngày nay). Một số ý kiến cho rằng, không hẳn chính phủ Pháp 2012 chấp nhận tổn thất kinh tế, ngoại giao để bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Rất có thể ở thời điểm đó họ biết có cấm cũng không được, Charlie Hebdonăm 2012 đã đủ nổi tiếng để huy động dư luận xã hội ủng hộ họ kiện chống lại lệnh cấm nếu nó được đưa ra. Các thẩm phán ở toà án tối cao vào năm 2012 có thể có quan điểm về tự do ngôn luận cứng rắn hơn thời điểm 1970. Đóng cửa đại sứ quán, trung tâm văn hoá… chỉ là bất khả kháng vì chính phủ 2012 biết họ sẽ thua trong vụ kiện đó. Được biết, thời điểm này từng có nhóm Đạo hồi ở Pháp đã có đơn kiện về các nội dung về Muhammad trên Charlie Hebdo nhưng bị toà án Pháp bác. Công cụ pháp lý người Hồi giáo đã dùng đến và bất lực ở Pháp – nơi chỉ có luật cấm bài/ chỉ trích các tôn giáo khác (đạo Thiên chúa, Do thái…) nhưng lại không có đề cập đến Islam! 

New York Times là một trong số rất ít báo phương Tây không đăng lại các bức biếm học của Charlie Hebdo sau khi vụ thảm sát xẩy ra. Ban biên tập đã cần một ngày để đi tới quyết định này, và trong thời gian đó đã thay đổi quan điểm 2 lần. Rất nhiều độc giả của New York Times giận dữ cho rằng tờ báo của họ hèn nhát và thiếu tinh thần đoàn kết với Charlie Hebdo và tự do ngôn luận. Biện minh cho vấn đề này, New York Times có bài viết cho rằng “Tự do ngôn luận nhưng cần tôn trọng niềm tin của người khác” trong bài báo “I Am Not Charlie Hebdo!”

Còn An ninh quốc gia?

Mỗi dân tộc có khái niệm riêng về giá trị. Với người Hồi giáo Đấng tiên tri Muhammad có giá trị gấp vạn lần mạng người, vì vậy trong mắt họ Charlie Hebdo là một trong những kẻ khủng bố tinh thần hàng loạt, quan niệm đó có thể được so sánh không khác gì quan niệm của phương Tây về Al qaeda là tổ chức khủng bố.

Hiện người Hồi giáo chiếm 10% dân số nước Pháp, nhưng 30% người trẻ dưới 20 tuổi ở Pháp là Hồi Giáo, tỉ suất sinh của người Hồi Giáo ở Pháp đến 4-5 hay hơn, còn người Pháp chỉ dưới 1.5, thua xa tỉ lệ cần thiết để duy trì.Viễn cảnh Hồi giáo thống trị nước Pháp như Michel Houellebecq viết sẽ không còn xa. 

Nay hơn 400 người Pháp tham gia đầu quân cho IS đang sống hoặc trở về trà trộn vào quê hương trở thành mối đe dọa an ninh tiềm tang, thường trực giữa hai thái cực cuồng tín đạo Hồi và cuồng tín tự do ngôn luận?

Nhiều người thử phép so sánh nhỏ. Nước Nhật – Trung – Hàn bao năm gầm ghè nhau mỗi khi chính khách Nhật đến viếng đền thờ tội phạm chiến tranh Yasukini Shrine ở Tokyo! Ở Việt Nam chỉ có vài bài báo viết về có tính kỳ thị vùng miền thôi mà dư luận đã sôi sục lên rồi, nói chi đến đức tin của người Hồi giáo bị xúc phạm và cả thế giới Phương Tây đang cổ vũ cho nó bằng việc mua hàng triệu ấn bản mới của Charlie Hebdo và đăng lại hình ảnh chế giễu Hồi giáo của Charlie Hebdo!

Vụ việc này cho ta liên hệ tới vụ sát hại thanh niên da đen vừa qua của cảnh sát Mỹ nhưng được Tòa án tuyên vô tội và Chính phủ Obama bó tay, đối phó với bạo động trên khắp đất nước! Tức khi người “yếu thế” không thể đòi “công bằng” bằng công lý thì dường như bạo lực, khủng bố là con đường cùng để giải thoát bế tắc. Nhiều ý rằng, báo NYT không đăng lại hình biếm họa Charlie Hebdo là họ có tư vấn kỹ càng với các cơ quan an ninh quốc gia, và tại thời điểm này họ đặt cái đó lên trên. Vụ Twin Towers tuy xa mà vẫn gần!

Chuyện này lại làm ta nhớ lại vụ Đoàn Văn Vươn, tuy không thật giống, nhưng phản ứng của những người “yếu thế” khi bị dồn đến chân tường thì cũng tương tự nhau. Việc dùng bạo lực để phản ứng thì không ai ủng hộ và phải chịu sự từng phạt của pháp luật, nhưng xét sự việc thì cũng cần nhìn dưới nhiều góc độ, không có cách giải quyết nhân văn thì xung đột xã hội sẽ bùng nổ hoặc sẽ âm ỉ như quả bom hẹn giờ. .

Ở Việt Nam, trên các trang mạng, các anh chị zân chủ đang ra sức ca ngợi tự do ngôn luận được thế giới bảo vệ. Họ trưng ra những bức ảnh tờ báo Le Monde – tạp chí nổi tiếng của Pháp đăng những bức ảnh dâm dục, tuc tĩu chế nhạo các vị nguyên thủ, chứng minh tự do ngôn luận không giới hạn là mục tiêu của thế giới văn minh!?!

Tuy nhiên trên hầu khắp các cộng đồng mạng, thì nổ ra các cuộc tranh luận, không thể chấp nhận thứ tự do ngôn luận vô đạo đức, dâm dục, thô bỉ như báo Le Monde, xỉ nhục niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng dân tộc khác như Charlie Hebdo. Có lẽ chính nhờ nhận thức “kém văn minh” hoặc “chưa có tự do ngôn luận tuyệt đối” này mà gần đây vị Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean Noel Poirierm chia sẻ “Tôi thấy trong năm vừa rồi xảy ra bao nhiêu chuyện bất ổn liên quan đến an ninh , chính trị trên thế giới , bên cạnh đó vẫn còn chiến tranh , xung đột cũng xẩy ra ở rất nhiều nơi , có thể nói trong năm vừa qua là một năm có rất nhiều biến động trên toàn cầu , không chỉ liên quan tới những nước lớn mà cả nước nhỏ , Tuy nhiên xã hội Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN vẩn bình yên và đang ngày càng thịnh vượng đây là sự kỳ diệu, bất chấp Việt nam là quốc gia đa tôn giáo đa sắc tộc. Hi vọng Việt nam sẽ là khuôn mẩu và mô hình cho xã hội tương lai….”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *