LâmTrực@
Với nội dung của bài báo này, JB Nguyễn Hữu Vinh cần được đưa vào bóc lịch.
Với nội dung của bài báo này, JB Nguyễn Hữu Vinh cần được đưa vào bóc lịch.
Ảnh: JB Nguyễn Hữu Vinh đang gây sự với 1 CSKV để đồng bọn quay phim, chụp ảnh đưa lên mạng.
Một bài báo vu cáo chính quyền, nhưng tự nó bóc mẽ một phương thức bẩn thỉu mà lũ rận đang sử dụng cho chiêu bài đấu tranh cho dân chủ để chống phá nhà nước. Đó là: Mang băng rôn tới đám tang để chống chính quyền!
Mang băng rôn có nội dung chống chế độ hoặc cổ súy cho những hoạt động bất hợp pháp tới các đám tang, được coi như ngón nghề mới của đám zân chủ cuội ở Việt Nam.
Còn nhớ, mới cách đây vài ba năm, đám zân chủ thường sử dụng phương thức (nói đúng hơn là thủ đoạn) “chống Trung Quốc xâm lược” để chống nhà nước. (Xem thêm bài: Giả chống Trung Quốc, thực chống chính quyền). Phương thức này, ban đầu đã gây ra những khó khăn cho các lực lượng chức năng, và đánh lừa được nhiều người, bao gồm cả những người khoác áo trí thức. Dần dần theo thời gian, phương thức này trở nên lỗ thời và bị những người chính trực vạch mặt.
Tiếp theo chiêu khoác áo “chống Trung Quốc” để chống chính quyền, đám zân chủ lại có lá bài mới mang tên “Dân Oan“, với các chiêu trò tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng mà trọng tâm là nhằm vào các vụ việc giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, vì dân sinh, lợi ích công cộng của đất nước, hoặc tại các phiên tòa xét xử bọn tội phạm.
Chiêu bài “dân oan” thất bại, bọn zân chủ cuội lại chuyển hướng sang chiêu “góp ý” cho việc hoàn thiện các chính sách, pháp luật. Mượn danh, lợi dụng việc góp ý để thực hiện mưu đồ bẩn thỉu là thay đổi chế độ.
Còn nhớ, mới cách đây vài ba năm, đám zân chủ thường sử dụng phương thức (nói đúng hơn là thủ đoạn) “chống Trung Quốc xâm lược” để chống nhà nước. (Xem thêm bài: Giả chống Trung Quốc, thực chống chính quyền). Phương thức này, ban đầu đã gây ra những khó khăn cho các lực lượng chức năng, và đánh lừa được nhiều người, bao gồm cả những người khoác áo trí thức. Dần dần theo thời gian, phương thức này trở nên lỗ thời và bị những người chính trực vạch mặt.
Tiếp theo chiêu khoác áo “chống Trung Quốc” để chống chính quyền, đám zân chủ lại có lá bài mới mang tên “Dân Oan“, với các chiêu trò tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng mà trọng tâm là nhằm vào các vụ việc giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, vì dân sinh, lợi ích công cộng của đất nước, hoặc tại các phiên tòa xét xử bọn tội phạm.
Chiêu bài “dân oan” thất bại, bọn zân chủ cuội lại chuyển hướng sang chiêu “góp ý” cho việc hoàn thiện các chính sách, pháp luật. Mượn danh, lợi dụng việc góp ý để thực hiện mưu đồ bẩn thỉu là thay đổi chế độ.
Và thời gian gần đây, làng zân chủ cuội lại xuất hiện chiêu mới là “Mang băng rôn chống chế độ tới đám tang“.
Hễ ở đâu có đám tang là chúng kéo đến với xu hướng ngày càng đông, và tìm cách biến đám tang thành diễn đàn đấu tranh chính trị. Bản chất là lợi dụng đám tang để chống phá nhà nước.
Cổ súy cho hành vi mất nhân tính này là đám zân chủ mang màu sắc thiên chúa, mà đi đầu là đám thảo khấu của dòng chúa cứu thế Hà Nội và Sài Gòn. Đã có nhiều tên lính xung kích trên mặt trận này, song không thể không nhắc đến JB Nguyễn Hữu Vinh – Một kẻ bất lương, và cơ hội chính trị với những phát biểu và bài viết chống nhà nước cực đoan.
Có lẽ không có ở đâu lại có hình thức hay phương thức đấu tranh cho zân chủ nhơ bẩn, vô lương đến thế. Chả có ở đâu mà việc khiếu nại, khiếu kiện, giải quyết các xung đột xã hội lại dùng đến quan tài hay xác chết với mục đích gây sức ép với chính quyền, rồi đánh bóng bản thân, lợi dụng sự phản ứng của cộng đồng để quay phim, chụp ảnh rồi viết bài nói xấu chế độ. Mỉa mai thay, hiện tượng này đang trở thành một thứ hội chứng xã hội bệnh hoạn, và lẽ tất nhiên không thoát khỏi mục đích kinh tế tầm thường và liên quan đến chính trị.
Dân chủ, nhân quyền ở đâu chưa thấy, nhưng những hệ lụy xã hội là nhãn tiền. Người dân cho dù hiếu kì đến mấy cũng vẫn đặt câu hỏi, có nên vì những đồng tiền hay vì nhẹ dạ tin theo những lời xúi giục của kẻ xấu mà nhẫn tâm hành hạ cả người đã khuất?
Người Việt có câu “Nghĩa tử là nghĩa tận” và người chết cho dù vì bất kì nguyên nhân nào, dù oan ức đến mấy có lẽ vẫn cần được tôn trọng theo truyền thống dân tộc. Biết bao nhiêu cái xác chết vẫn bị lợi dụng, tất tả ngược xuôi trong đám đông hỗn loạn làm thêm cái việc đánh bóng tên tuổi cho những hội nhóm bất hợp pháp, chống chế độ và làm tiền.
Chắc không ai quên được vụ Cồn Dầu, một bà lão ôm chết đã bị đám lục lâm thảo khấu chính trị lôi ra làm vũ khí tấn công chính quyền.
Theo cáo trạng, Nghĩa địa Cồn Dầu thuộc tổ 20 P. Hòa Xuân nằm trong khu vực giải tỏa thuộc dự án Khu đô thị sinh thái ven sông Hòa Xuân. Để triển khai dự án, ngày 19/3, UBND Q. Cẩm Lệ ra thông báo dừng chôn cất người chết và di dời mồ mả tại nghĩa địa này. Tuy nhiên, đến ngày 1/5, lợi dụng vào đám tang của bà Đặng Thị Tân (1918, trú tổ 21 P. Hòa Xuân), các đối tượng trên đã kích động, lôi kéo một số người dân bà Tân đưa quan tài vào chôn tại nghĩa địa Cồn Dầu.
Để thực hiện hành vi trên, ngày 4/5, khi Ban lễ tang TP Đà Nẵng khiêng quan tài của bà Tân lên ô tô đưa đến nghĩa trang mới (theo đề nghị của gia đình bà Tân) thì những kẻ chống phá chế độ kia đã sử dụng các đối tượng quá khích tập trung chửi bới, dùng cây gậy, cuốc xẻng, gạch đá và cả nước sôi tấn công quyết liệt vào các lực lượng giữ gìn ANTT.
Xin hỏi, kẻ nào đã vì thần quyền giáo lý mà táng tận lương tâm tới mức không cho phép chôn một cụ già đã chết và sử dụng cái xác đó để mặc cả với chính quyền?
Người Việt Nam kể từ khi sinh ra đã được dạy dỗ rằng phải tôn trọng người chết cũng như người sống…Tiếc rằng, lời dạy dỗ đó của cha ông chúng ta đã bị chúng, những kẻ đang khoác trên mình chiếc áo thầy tu kia, những kẻ táng tận lương tâm mang danh zân chủ kia đánh mất. Được dạy dỗ, học hành tử tế, nhưng chúng đã vì đồng tiền nhơ bẩn, động cơ bẩn thỉu nên đã đánh mất, do đó có thể gọi chúng là đám mất dạy.
Kiểm lại những vụ lợi dụng xác chết để quảng cáo cho thứ hội nhóm chống phá chế độ kia, người ta không khỏi ngạc nhiên, rằng, đứng sau nó là vai trò của đám lưu manh núp bóng nhà chúa. Có thể kể đến những đám tang mà chúng lợi dụng là: đám tang cụ bà Đặng Thị Tân ở Cồn Dầu, đám tang mẹ Phạm Thanh Nghiên ở Hải Phòng, đám tang ông Trịnh Xuân Tùng ở Hà Nội, đám tang ông Trần Lâm, đám tang ông Lê Hiếu Đằng ở TP HCM…
Thậm chí, liều lĩnh trơ tráo tới mức, ngày 12/1/2015, đám tang nhà giáo Hoàng Thị Ái Hoát, là vợ của ông ông Nguyễn Hữu Khiếu, Nguyên uỷ viên trung ương đảng khóa III và khóa IV, nguyên là bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa rồi Bình Trị Thiên, nguyên bộ trưởng, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên Xô cũ, cũng bị chúng kéo đến vờ vịt thăm viếng, nhưng thực chất là lợi dụng để treo băng rôn vu cáo chính quyền (cần thiết thì gây rối bằng một lực lượng hùng hậu là “dân oan” được ém sẵn gần đó), nói xấu đảng cộng sản, đòi thả Nguyễn Hữu Vinh. (xem thêm ở đây).
Phàm đã là người tử tế thì không ai lại có thể tưởng tượng được rằng, chúng lại có thể lợi dụng những đám tang để thực hiện mưu đồ nhơ nhuốc đó. Nhưng thực tế, chúng vẫn diễn ra. Những người quan tâm đều hiểu rằng, không có một “đấng tối cao” đứng đằng sau thì đám mất dạy kia không thể, và không dám làm những điều thất đức ấy.
Hầu như tất cả các đám tang mà đám zân chủ cuội mò tới, những người bị chết đều ít nhiều có tên tuổi hoặc vì điều gì đó mà được dư luận chú ý. Điều bất nhẫn là, với những người đã mất, dù quen biết hay không, chúng đều coi họ như những người cùng hội cùng thuyền với chúng. Và tất cả các đám tang đó, chúng đều thủ sẵn các băng rôn dưới dạng băng tang có nội dung tuyên truyền cho cái gọi là “Xã hội dân sự“, các hội này, nhóm kia hoặc yêu cầu thả tự do cho những tên tội phạm nguy hiểm… Chủ nhà, hoặc ban tổ chức lễ tang chỉ cần lơ đễnh một chút, là ngay lập tức, những băng rôn, khẩu hiệu kia lập tức được dán ngay vào các vòng hoa. Và hẳn nhiên ai cũng biết những tên dán băng rôn, những tên côn đồ khoác danh zân chủ với máy ảnh máy quay trên tay đó đều thuộc về lũ dân chủ cuội ở Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục:
Sự thật về công tác phòng chống buôn người ở Việt Nam và những luận điệu xuyên tạc của BPSOS
Bê bối của văn nghệ sĩ với “Mai Thúy”: Bài học về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp
Cảnh giác trước luận điệu của phản động lưu vong: Bài học từ vụ việc Trần Khắc Đức
Nhiều đối tượng nghiện ma túy bị lợi dụng để gây rối