THÂN LẦU XANH ĐỪNG LUẬN CHUYỆN ĐỜI

Người xem: 273

Osin Huy Đức – Người Buôn Gió: Thân ở lầu xanh đừng luận chuyện đời


Anh Huy Đức có nickname Osin. Trước đây, tôi hay gọi là Nhà báo Huy Đức. Anh Huy Đức viết “Bên thắng cuộc”, không thừa một câu không thiếu một chữ, gọn gàng, sắc lẹm như dao cau. Thông tin anh Huy Đức đưa ra trong các bài viết trên facebook cá nhân thời gian qua cũng vậy. Trùng trùng điệp điệp những con số, cái thật lẫn giữa ảo, cái ảo lẫn giữa câu chữ.

Anh Huy Đức kể ra những khoản chi tiền tỉ trong “sổ đen” của PVC, rồi đặt cạnh sự việc ông Đinh La Thăng được chọn làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vào năm 2011. Thủ thuật của anh Huy Đức là đưa ra sự trùng hợp thời gian. Không có bất kỳ chứng cứ nào ngoài dùng tiểu xảo…

Tôi không nghĩ rằng một nhà báo có nghề lại dám đặt bút viết theo kiểu ấy. Thế nên, mấy bữa trước, tôi mới hỏi anh Huy Đức có phải là nhà báo hay không.

Anh Người Buôn Gió tôi không nhớ tên, cũng như không biết nghề nghiệp. Cơ bản tôi ơ hờ về người khác. Anh buôn Gió viết “Đại vệ chí dị”, một lối cổ văn hóa chuyện hôm nay, kết cấu chặt chẽ, bằng trắc không chệch một chút nào. Gần đây tôi nghe anh buôn Gió cũng viết facebook như anh Osin. Các bài viết của anh Gió được ngợi khen hấp dẫn ngang ngửa truyện trinh thám – thể loại mà tôi vẫn thường nghiền ngẫm.

Cơ bản, không khác nhiều so với anh Osin, anh Gió viết thật thật ảo ảo, vài chi tiết có chứng cứ đan xen với đa số tưởng tượng, suy diễn và những câu chuyện không thể kiểm chứng. Anh Gió cũng biết đám đông đang đói khát, thèm thuồng loại thông tin nào, anh quẳng cho họ ngấu nghiến thứ đó. Anh Gió block tôi cũng vì tôi lật mặt trò gây hoang mang dư luận, thông tin sai sự thật của anh khi anh nói về dự án thép Cà Ná.

Tôi biết cả anh Osin Huy Đức lẫn anh Người Buôn Gió đều là kẻ đọc sách. Thế nên, tôi đoán chắc anh Huy Đức và anh Người Buôn Gió hiểu tính chính danh quan trọng như thế nào đối với kẻ lấy chữ làm kế mưu sinh. Mục đích đưa tin quyết định góc nhìn, thông tin và thủ thuật.

Tính chính danh trong truyền thống phương Đông lại càng quan trọng. Hậu thế đọc “Bút máu”, không cần biết văn thơ của Lương Sinh hay đến đâu, chỉ tập trung vào câu chuyện Lương Sinh viết để phục vụ cho tham quan hút máu nhân dân. Lương Sinh hối, thì đã muộn.

Tôi tự bé xem phim Trung Hoa, có thấy nhân vật Sương Sương cô nương. Tôi đi học, đọc Nguyễn Du có thấy nhân vật Thúy Kiều.

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười, trắc trở má hồng đủ đầy cả. Họ có điểm chung là đều ở chốn lầu xanh. Anh Huy Đức và anh Người Buôn Gió cũng vậy, đều ở đâu đó trong cái chốn như Sương Sương cô nương và Thúy Kiều lưu ngụ.

Thân ở lầu xanh đừng luận chuyện đời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *