Việc Mỹ và phương Tây dùng truyền thông như một công cụ để thao túng “thế giới” nhằm đạt được mục đích chính trị đã không còn xa lạ. Gần đây, dự luận càng phẫn nộ hơn khi thấy rõ được những chiêu bài “bẩn” đi kèm với những âm mưu mà Mỹ khi dùng truyền thông để giật dây, đánh lừa tâm lý người đọc từ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đến gây chia rẽ mối quan hệ giữa Nga và các nước.
Theo chuyên gia phân tích Andrew Korybko, Mỹ đang dùng ít nhất 3 chiêu bài truyền thông để khiến mối quan hệ Iran – Nga trở nên xa cách, người dân Iran trở nên phẫn nộ…
Chiêu bài 1: “thao túng quá khứ để khơi dậy lòng căm thù Nga”.
Sở dĩ truyền thông Mỹ lại có tin đồn như vậy bởi trong quá khứ, mối quan hệ liên minh của Nga và Iran đã bị gián đoạn rất nhiều. Từ năm 2010, Nga đã tuyên bố sẽ không ủng hộ bản tài liệu được thông qua tại Hội thảo về giải trừ hạt nhân quốc tế diễn ra tại Tehran. Nga không muốn chương trình hạt nhân của Iran trở thành yếu tố cản trở nỗ lực hạt nhân và vì thế, Nga bắt đầu tỏ ra cứng rắn hơn đối với vấn đề hạt nhân gây nhiều tranh cãi của Iran.
Thêm vào đó, Nga và Iran từng hợp tác với nhau ở Syria nhưng khi chính quyền Syria dần ổn định và Nga tìm thấy tiếng nói chung trong nhiều vấn đề, các lợi ích của Nga và Iran bắt đầu trở nên chia rẽ. Không những vậy, Nga và Trung Quốc còn duy trì mối quan hệ thân thiết với 2 “kẻ thù không đội trời chung” của Iran trong khu vực là Saudi Arabia và Israel.
Từ đây, lợi dụng những “trục trặc” về quan hệ của Nga và Iran trong quá khứ, truyền thông Mỹ đã thổi phồng câu chuyện. Mục đích của việc này là kích động, xúi giục về mặt tinh thần người dân Iran để họ ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến, đồng thời tạo làn sóng phản đối lại Nga. Có thể coi đây là hành động trả thù gián tiếp, nhưng nếu thành công, Mỹ đã “sử dụng” rất tốt đồng minh để gây áp lực lên Nga và có thể để lại hậu quả khôn lường.
Tuy nhiên, thực hư câu chuyện này thế nào, chúng ta hãy vào hiện tại để đưa ra được câu trả lời chính xác và khách quan nhất. Ngày 19/1/2022, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nga, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và người đồng cấp nước chủ nhà Vladimir Putin đã hết lời ca ngợi mối quan hệ song phương của nhau. Phát biểu trong chuyến thăm, Tổng thống Raisi khẳng định Iran không có bất cứ giới hạn nào trong chính sách mở rộng quan hệ với Nga, đặc biệt hơn Iran còn đang muốn phát triển quan hệ với Nga lên một tầm cao mới”. Về phần mình, Tổng thống Putin đã ca ngợi “sự hợp tác chặt chẽ” của hai nước trên trường quốc tế.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Iran Ebrahim Raisi
Ngày 7/3/2022, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã điện đàm với người đồng cấp Iran Hossein Amir Abdollahian. Hai bên nhấn mạnh việc cứu vãn thỏa thuận hạt nhân cần đảm bảo rằng “tất cả các bên liên quan đều có quyền bình đẳng và tự do hợp tác trong mọi lĩnh vực mà không gặp bất cứ sự phân biệt đối xử nào”. Thông cáo báo chí cũng cho biết ngoài vấn đề hạt nhân Iran, Ngoại trưởng Nga và Iran đã thảo luận về chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine và tình hình an ninh ở Syria.
Chiêu bài 2: “kích động thương vong do Nga gây nên tại Ukraine”.
Mặc dù đến thời điểm hiện tại chưa có một báo cáo chính thức nào về số dân thường bị thương hoặc thiệt mạng trong cuộc chiến tranh, nhưng truyền thông Mỹ đã sớm có nhiều bài báo nói về những suy nghĩ của người dân Iran mang tính chất rất tiêu cực. Ba trong số chín câu chuyện đều xoay quanh nội dung “Nga đang giết những người vô tội, trong đó có rất nhiều phụ nữ và trẻ em. Iran đã phải giúp đỡ rất nhiều người dân Ukraine vì họ là mục tiêu của Nga”.
Dễ dàng nhận ra ngay mục đích người tung tin đồn này là để nhấn mạnh mọi hành động gây hấn của Nga đều là sai trái. Một cuộc chiến tranh vô nghĩa nổ ra mà những người dân thường là những người phải hứng chịu hậu quả thì thực sự là một tội ác, đặc biệt trong số đó có rất nhiều phụ nữ và trẻ em. Từ đây, tinh thần căm phẫn của người dân Iran sẽ càng tăng lên, thôi thúc họ phản đối, chống phá lại Nga để giải thoát cho những người công dân Hồi giáo.
Quân đội Nga đã tấn công các khu vực rộng lớn ở Ukraine bằng các cuộc không kích, đồng thời tiến hành các cuộc oanh tạc bằng tên lửa và pháo binh quy mô lớn, dẫn đến số lượng thương vong cao cho quân đội Ukraine.
Nhưng hãy để ý một điều rằng, kể từ thời điểm Nga phát động chiến sự tại Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga luôn nhấn mạnh, Nga “chỉ tấn công các đối tượng quân sự” và khẳng định dân thường sẽ không gặp rủi ro. Đương nhiên, không có cuộc chiến nào là không có thương vong vì ngày 2/3/2022, văn phòng nhân quyền Liên Hợp Quốc cho biết, 136 dân thường Ukraine, bao gồm 13 trẻ em đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh, 400 người khác bị thương. Tuy nhiên đây là con số rất nhỏ và không đáng kể so với dân số Ukraine. Thực tế đến nay, 90% trong số gần 5 triệu người tị nạn của Ukraine là phụ nữ và trẻ em rõ ràng vẫn an toàn và họ vẫn còn sống.
Nhìn xa hơn vào những hành động nhận đạo của Nga mới thấy rằng để xảy ra thương vong là điều Nga không hề mong muốn, bởi Nga cũng đã chuyển hơn 2.000 tấn hàng viện trợ cho người dân ở khu vực Donbass và Ukraine kể từ khi hoạt động nhân đạo bắt đầu. Gần 31.400 dân thường đã được sơ tán khỏi Mariupol qua các hành lang nhân đạo, với 99% nói rằng họ muốn đến Nga hoặc các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát. Trong ngày 17/3/2022, đã có thêm 13 chuyến xe buýt với khoảng 300 người tị nạn từ Mariupol đến biên giới Nga tại vùng Rostov, phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Người dân đều đã được tạm trú tại một trung tâm trú ẩn tạm thời ở thành phố Taganrog.
Chiêu bài 3: Tung tin giả “Nga có thể lấy Iran làm con tin trao đổi hạt nhân với Mỹ”
Sở dĩ có câu chuyện như vậy vì vào ngày 4/3/2022, Trưởng phái đoàn Nga đã tham gia đàm phán thỏa thuận hồi sinh hạt nhân ký năm 2015 với Iran. Từ lâu, Iran vẫn coi Nga là “tấm lá chắn lớn”, giúp nước này tránh khỏi nguy cơ phải đối mặt với những biện pháp trừng phạt hà khắc của phương Tây. Chính bởi vậy, hoàn toàn có cơ sở để Iran lo lắng rằng Nga có thể dùng Iran làm “con tin” để thực hiện các hoạt động thương lượng với Mỹ, yêu cầu Mỹ giảm bớt các lệnh trừng phạt với Nga. Với vị thế của một quốc gia yếu hơn như Iran, điều này sẽ tạo cho người cầm quyền Iran nhiều áp lực và nỗi lo sợ.
Mục đích của nguồn thông tin này cũng chỉ là để tạo tiền đề cho Iran đề phòng và có thể quay lưng với Nga. Trong tình hình chiến sự đang căng thẳng, đây là cơ hội tốt để Iran đưa ra quan điểm tiếp tục hay dừng lại mối quan hệ song phương với Nga. Đây không phải lần đầu Iran không hài lòng về Nga vì hiện hiện vẫn còn một số rắc rối xung quanh mối quan hệ Nga-Iran, điển hình là vấn đề hoàn tất việc xây dựng nhà máy năng lượng hạt nhân dưới sự trợ giúp của Nga trên lãnh thổ Iran, thêm vào đó là việc trì hoãn kế hoạch chuyển giao cho Iran các tên lửa phòng không S-300 do Nga sản xuất.
Câu chuyện trên nghe qua thì thấy có vẻ hợp lý, nhưng một lần nữa chúng ta phải nhìn vào thực tế để đánh giá, vì thực tế hiện tại đang khác hoàn toàn với nội dung câu chuyện. Bởi ngày 5/3/2022, Nga đã yêu cầu Mỹ đảm bảo rằng các lệnh trừng phạt vào Nga không được phá vỡ mối quan hệ với Iran theo thỏa thuận hạt nhân đã ký năm 2015.
Theo phát biểu với báo giới ngày 5/3/2022, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh: “Chúng tôi cần đảm bảo rằng các biện pháp trừng phạt sẽ không ảnh hưởng tới bất kỳ quan hệ thương mại-kinh tế và đầu tư nào đã được nêu ra. Chúng tôi đã yêu cầu đảm bảo bằng văn bản rằng quá trình trừng phạt do Mỹ khởi xướng không làm tổn hại quyền hợp tác tự do và đầy đủ về thương mại, kinh tế, đầu tư cũng như hợp tác kỹ thuật-quân sự với Iran.”
Dễ dàng nhận thấy, Mỹ có những toan tính trong việc lôi kéo Iran rời Nga, ly gián quan hệ Nga – Iran nhưng toan tính này chỉ phù hợp về mặt lý thuyết còn trên thực tế thì rất khó xảy ra.
Trước hết là từ phía Iran khi họ không có niềm tin vào Mỹ vì với Iran, họ không thể yên tâm với các nước đồng minh của Mỹ ngay trong cộng đồng các nước Hồi giáo (Iran theo dòng Shia còn các nước Ả Rập theo dòng Sunni) chứ chưa kể đến Israel.
Iran không thể phản bội mối quan hệ đồng minh lâu đời và có lợi ích cộng sinh như với Nga. Sẽ chỉ có Nga nghiêng về lợi ích của Iran trong việc sở hữu hạt nhân và hai nước cùng chung quan điểm trong vấn đề Syria. Iran vẫn cần vũ khí Nga, đặc biệt là hệ thống phòng không để chống lại các mối đe dọa trong khu vực. Quan trọng là Iran hiểu rằng Nga thực sự cần Iran trong các vấn đề về Trung Đông nên sẽ không có chuyện bỏ rơi giữa chừng.
Lối mòn, lợi dụng thủ đoạn truyền thông của Mỹ và Phương Tây
Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Mỹ dùng truyền thông để chia rẽ mối quan hệ của nhiều nước, mà trước đó, Mỹ còn dùng nhiều thủ đoạn để làm căng thẳng thêm tình hình chiến sự tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Một ví dụ điển hình là vào ngày 5/2/2022, khi chiến tranh chưa nổ ra, tờ tờ Washington Post của Mỹ có bài viết với nội dung: “Nga sắp hoàn tất việc chuẩn bị cho một cuộc xâm lược quy mô lớn vào Ukraine. Việc này có thể khiến 50.000 dân thường thiệt mạng hoặc bị thương, đồng thời khởi xướng một cuộc khủng hoảng nhân đạo khiến 5 triệu người dân Ukraine có thể phải chạy bạo động gây ra tình trạng hỗn loạn…
Cùng ngày hôm đó, không khó để tìm ra những bản tin tương tự về tình hình Ukraine trên các trang truyền thông của Mỹ. Tần suất khá dày những bản tin như thế khiến cảm giác chiến tranh trở nên rất gần, nếu không muốn nói là… tất yếu! Không sai khi nói rằng, những hành động này như một đòn công kích, châm ngòi để hai nước xảy ra chiến tranh và dẫn đến tình trạng nghiêm trọng như hiện nay.
Tuy nhiên, cũng vào ngày 5/2, tờ báo Nga Sự thật Komsomol cho biết đã cử phóng viên sang Ukraine để tìm hiểu tình hình. Nhưng theo phóng viên quan sát, đa số người dân được hỏi đều trả lời rằng: “Chúng tôi đã quá mệt mỏi vì những tin đồn giả và không tin vào chuyện Nga xâm lược”. Tờ báo cũng dẫn lời nữ nhân viên cửa hàng ở Kharkov: “Chiến tranh gì ? Mọi thứ ở đây đều yên tĩnh, bình lặng và chẳng có gì quá phức tạp ở đây cả.
Quay trở lại câu chuyện Nga – Ukraine với các luồng thông tin nhiễu loạn, trong khi dư luận vẫn còn chưa hiểu được Nga đã đề xuất thương lượng giải quyết với các nước khối NATO do Mỹ dứng đầu như thế nào, thì với sự tuyên truyền của truyền thông Mỹ, hình ảnh của NATO đã được vẽ lên như những người hùng duy trì hòa bình, bảo vệ an ninh và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ cho các nước khác trên thế giới. Xin nhắc lại rằng, điều này là cực kỳ nguy hiểm, khiến dư luận hiểu sai bản chất vấn đề và có thể xoay chuyển tình hình chiến sự theo chiều hướng càng tiêu cực hơn.
Dễ dàng nhận thấy, với những giải pháp tăng cường truyền thông phương nước nhà và hạn chế sự có mặt của truyền thông Nga, Mỹ đều tìm cách để dẫn dắt và định hướng dư luận đứng về phía mình. Bởi bằng qua cách này, Mỹ sẽ có lý do để đưa quân lính sang và bán vũ khí cho Ukraine. Đây cũng là cách Mỹ giữ Ukraine bên mình, bởi Ukraine có địa bàn quan trọng, là nước láng giềng của Nga và là nước công khai thi hành chính sách đối đầu với Nga. Khi đã thâu tóm được Ukraine, Hoa Kỳ sẽ mở rộng địa bàn quân sự và chứng minh được sức mạnh kinh tế để thực hiện những kế hoạch tiếp theo của mình tại khu vực Châu Âu.
Tin giả hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt là trên các nền tảng này mạng xã hội (Facebook, Youtube, Instagram,…) đều nằm trong tay của Mỹ và các nước phương Tây. Hiện nay truyền thông phương Tây đang áp đảo các thông tin bình luận hay phản bác từ phía Nga. Trong những ngày vừa qua chúng ta có thể thấy nhiều thông tin giả, thông tin sai lệch, cắt ghép nội chắp vá, photoshop hình ảnh sai lệch,…. và ít nhiều khiến bạn đọc hoang mang.
Trước quá nhiều luồng thông tin trái chiều và không chính thống, khán giả, độc giả không đủ thời gian, tỉnh táo để kiểm chứng nên dễ bị dẫn dắt theo hướng mà truyền thông phương Tây chủ đích. Đặc biệt, chính giới chuyên gia cũng đã nhiều lần khuyến cáo người dùng MXH nên tìm đến những nguồn tin chính thống để theo dõi thông tin về tình hình chiến sự; đồng thời tự mình kiểm chứng trước khi bấm share hay bình luận bất cứ thứ gì trên MXH, tránh trở thành nạn nhân của nạn “tin giả” và để lại hậu quả đáng tiếc.
Lan Hoa (Theo Oneworld Press)
Chép từ Cánh Cò
Tin cùng chuyên mục:
Zelensky và điều kiện ngừng bắn với Nga: Thông điệp mới giữa xung đột kéo dài
Quy định mới về cấp bậc và tuổi nghỉ hưu trong quân đội
Những người thầy ươm dưỡng tương lai
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ